Thời gian gần đây có lẽ “Bitcoin” là chủ đề chưa bao giờ hết nóng cũng như là một trong những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên Google. Vậy Bitcoin là gì? Tại sao mọi người lại đổ xô đi đầu tư Bitcoin? Điều gì khiến Bitcoin trở nên thu hút như vậy?
Thông tin chung
Tên | Bitcoin |
Ký hiệu | BTC hoặc XBT |
Nhà sáng lập | Satoshi Nakamato |
Ngày ra đời | 03/01/2009 |
Thuật toán đồng thuận | Proof of Work |
Hàm băm | SHA-256 |
Thời gian khối | 10 phút |
Phần thưởng mỗi khối | 12.5 BTC/khối |
Tốc độ giảm phát | 4 năm/lần |
Thời gian giảm phát tiếp theo | Tháng 5/2024 |
Nguồn cung hiện tại | 18.700.000 BTC (tháng 8/2021) |
Nguồn cung tối đa | 21.000.000 BTC |
Trang Chủ | https://bitcoin.org/ |
Trình Duyệt Khối | https://www.blockchain.com/explorer |
Mã Nguồn | https://github.com/bitcoin/ |
White Paper | https://bitcoin.org/bitcoin.pdf |
MỤC LỤC BÀI VIẾT
Bitcoin là gì?
Theo Wikipedia: “Bitcoin là một loại tiền mã hóa được phát minh vào năm 2009 dưới dạng WhitePaper có tựa là Bitcoin: A Peer-to-Peer Electronic Cash System bởi một người bí ẩn sử dụng bút danh Satoshi Nakamoto. Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào”.
Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản Bitcoin là một đồng tiền mã hóa hoặc tiền điện tử dùng để thanh toán trong các giao dịch mua bán hàng hóa và dịch vụ tương tự các loại tiền truyền thống khác như đồng đô la Mỹ hay đồng Euro. Tuy nhiên, không giống như các loại tiền tệ khác, Bitcoin không được tạo ra hay được kiểm soát bởi chính quyền trung ương. Bitcoin mang đặc tính phi tập trung, có nghĩa là nó không chịu sự kiểm soát của ngân hàng trung ương, chính phủ, công ty hay tổ chức nào.
Bitcoin sử dụng giao thức ngang hàng (Peer-to-Peer) trên nền tảng công nghệ Blockchain cho tất cả các giao dịch. Nó loại bỏ hoàn toàn bên thứ ba trung gian, tiền sẽ được gửi trực tiếp từ người này sang người kia và không có bất cứ quốc gia, tổ chức nào kiểm soát các giao dịch này.
Nguyên lý tạo ra Bitcoin
Hệ thống máy tính phải thực hiện một thủ tục – gọi là đào Bitcoin. Bao gồm việc giải mã một phương trình toán học và đưa ra đáp án gồm 64 ký tự.
Khi bài toán được giải mã thành công, một khối Bitcoin bao gồm thông tin các giao dịch trong đó sẽ hoàn tất việc xử lý. Thợ mỏ sẽ được thưởng một lượng Bitcoin từ mạng máy tính cho thành quả của mình. Độ khó mỗi bài toán sẽ tăng theo chu kỳ để đảm bảo Coin mới luôn được tạo ra mỗi 10 phút.
Đó là cơ chế tạo ra những đồng Bitcoin mới và giá trị của chúng cũng như các loại tiền tệ khác, được xác định theo quy luật cung – cầu.
Ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm:
• Không chịu sự quản lý của bất cứ ai: Bitcoin có tính phi tập trung (Defi), nó có thể được truy cập và sử dụng ở bất kỳ đâu, bất kỳ khi nào mà không chịu sự chi phối bởi cá nhân, tổ chức tập trung quyền lực nào cả.
• Không thể làm giả: Các đồng tiền khác có thể bị in giả nhưng Bitcoin thì không vì nó không tồn tại dưới dạng vật chất, nó được sinh ra bởi các thuật toán đã được lập trình sẵn.
• Không có giới hạn trong giao dịch: với các loại tiền pháp định các bạn chỉ có thể giao dịch một khối lượng nhất định theo điều kiện được cho phép. Nhưng với Bitcoin thì không, bạn có thể chuyển lượng Bitcoin không giới hạn cho bất cứ ai, bất cứ lúc nào. Đơn giản chỉ cần có kết nối internet.
• Không có phí giao dịch: Đây là một thực tế, vì khi giao dịch Bitcoin bạn không cần thông qua bất cứ tổ chức trung gian nào nên không ai thu phí của bạn cả. Nếu có thì chỉ là một khoản phí vô cùng nhỏ, gọi là phí xử lý giao dịch của các sàn giao dịch Bitcoin.
• Vô cùng bảo mật & an toàn: Thông tin giao dịch Bitcoin không thể hiện bất cứ thông tin cá nhân nào của bạn, do đó danh tính của người giao dịch Bitcoin không ai có thể biết được.
• Tiềm năng cho thương mại điện tử: Mọi giao dịch của Bitcoin hoàn toàn ẩn danh và không thể hoàn trả, đảo ngược lại, vì vậy đối với những người bán hàng, họ có thể yên tâm hơn với tình trạng gian lận.
• Tiết kiệm và bảo vệ môi trường: Để in các loại tiền giấy hoặc đúc các đồng xu con người cần dùng nguyên liệu, hoá chất… Với Bitcoin thì không vì nó được sinh ra bởi hệ thống máy tính thông qua các thuật toán. Nhiều thông tin cho rằng giao dịch và tạo ra Bitcoin là rất tốn điện những tính ra chắc chắn vẫn tiết kiệm hơn nhiều so với các loại tiền giấy phải không?
Nhược điểm:
• Tốc độ xác thực chậm: Vì giao dịch Bitcoin rất bảo mật và cần qua khá nhiều bước xác thực để hoàn thiện giao dịch, và nhiều khi mất đến 10-30 phút cho một giao dịch (đối với đồng BTC).
• Chưa nhiều người sử dụng: Hiện tại Bitcoin được sử dụng chủ yếu cho các hoạt động đầu cơ là nhiều, tức là nó giống như một hàng hóa để mua bán, trao đổi, còn sử dụng thực tế (như thanh toán) thì chưa nhiều, mặc dù đã có khá nhiều doanh nghiệp sử dụng.
• Khó sử dụng hơn so với các loại tiền tệ khác: Vì 100% là giao dịch, luân chuyển trên môi trường Internet do đó những người thiếu kiến thức về công nghệ sẽ rất khó và mất thời gian để làm quen, sử dụng Bitcoin.
• Tội phạm, rửa tiền và Hacker: Do Bitcoin là một đồng tiền không chịu bất kỳ sự quản lý nào và ẩn danh nên nó có thể bị lợi dụng vào các giao dịch mang tính không hợp pháp như mua bán hàng cấm, giao dịch rửa tiền. Ngoài ra, Bitcoin được lưu trữ tại các ví điện tử trên các sàn giao dịch vì thế các Hacker có thể đánh cắp.
• Chưa có hàng lang pháp lý rõ ràng: Phần lớn các quốc gia không cấm nhưng cũng không ủng hộ giao dịch bằng Bitcoin vì thế làm cho nhiều người lo sợ và không dám tham gia để sở hữu đồng tiền này. Các thông tin truyền thông cũng chưa thống nhất, nhiều thông tin sai lệnh làm cho cộng đồng hiểu sai về Bitcoin nói riêng và các đồng tiền điện tử khác nói chung.
Mua, bán và lưu trữ Bitcoin ở đâu?
Bitcoin hiện đang được mua bán ở trên các sàn giao dịch, nổi bật như: Binance, Huobi, Coinbase, Okex, Gate, Mxc… bạn cũng có thể mua trực tiếp từ nhiều loại thị trường khác nhau. Bạn có thể trả bằng tiền mặt, chuyển khoản tín dụng hoặc ghi nợ hoặc thậm chí là mua bằng một loại tiền điện tử khác đang được lưu thông.
Cũng giống như tiền tệ truyền thống, chúng ta cần ví để lưu trữ đồng Bitcoin. Mỗi ví tiền Bitcoin được xem như một tài khoản Bitcoin, tương tự như tài khoản ngân hàng mà bạn vẫn dùng. Hiện tại có 3 loại ví thường dùng:
• Ví nóng (Hot Wallet): là dạng ví lưu trữ online, trong đó người dùng sẽ nắm giữ Private key để tự bảo mật tài sản của mình. Một vài cái tên tiêu biểu cho loại ví này là: Coin98 Wallet, Trust Wallet, MetaMask, SafePal…
• Ví lạnh (Cold Wallet): là những ví vật lý có thể cầm được trên tay. Thông thường, ví lạnh phù hợp cho nhà đầu tư dài hạn, ít khi phải giao dịch, vì mỗi lần giao dịch là khá tốn công. Nhưng đổi lại, độ an toàn của ví lạnh là cực cao. Một vài cái tên trong mảng này là: SafePal, Ledger, Trezor…
• Ví sàn là ví được tạo ra trên các sàn giao dịch và người dùng không trực tiếp cầm Private Key. Một số sàn như: Binance, Huobi, Coinbase, Okex, Gate, Mxc…
Bitcoin có lừa đảo không?
Có lẽ đã không dưới 1 lần bạn nghe đến những tiêu đề bài báo như “mất trắng sau 1 đêm vì Bitcoin” hay “bị lừa đảo hàng chục tỷ đồng vì tiền ảo đa cấp” … Vậy thật hư phía sau những câu chuyện nào là như thế nào?
Thật ra về bản chất các bạn cần hiểu nó chỉ là một đồng tiền điện tử cho nên nó không lừa bạn hay bất cứ ai. Nếu có xảy ra lừa đảo hay mất mát thì lỗi là do chính chúng ta, con người lừa con người mà thôi!
Phần lớn những người nói Bitcoin là lừa đảo là do họ thiếu hiểu biết và mình thấy rằng một số trường hợp xảy ra dẫn đến những thông tin như trên là:
• Một số người vì quá ham lợi mà bán nhà, đổ hết vốn liếng để mua Bitcoin, tuy nhiên sau đó do biến động thị trường Bitcoin giảm giá dẫn đến lỗ -> xuất hiện thông tin kiểu “mất nhà, mất cửa”. Với hình thức đầu tư này thì mua vàng, mua USD, mua đất… cũng có thể xảy ra chứ không riêng gì Bitcoin.
• Sở hữu lượng Bitcoin cụ thể nhưng do không am hiểu kỹ thuật bảo mật nên để lộ thông tin ví và bị mất Bitcoin -> xuất hiện thông tin kiểu “mất trắng”.
• Mua Bitcoin sau đó chuyển vào các sàn theo kiểu cho nhận, đa cấp, nhằm hưởng lãi cao (nhưng thực chất đây là kiểu lấy tiền của người sau trả cho người trước).
• Khi sàn sập (có thể do chủ sàn là kẻ lừa đảo hoặc do sàn bị Hacker xâm nhập) -> Xuất hiện thông tin kiểu “Hàng ngàn người nợ nần bị lừa tiền ảo Bitcoin”.
Tóm lại tất cả là do thiếu thông tin không tìm hiểu kỹ hoặc do quá ham lợi nhuận, ngoài ra cũng do biến động thị trường làm cho giá Bitcoin lên xuống đột ngột. Và tất cả các thông tin như thế đều rất hay bị truyền thông, báo chí khai thác quá mức làm cho cộng đồng hiểu sai bản chất vấn đề.
Tình trạng pháp lý của đồng Bitcoin
Rất nhiều quốc gia hiện nay cũng đã chấp nhận đồng Bitcoin như là một loại tiền tệ để giao dịch. Dưới đây là biểu đổ mới nhất về tính hợp pháp của Bitcoin trên toàn thế giới, bạn có thể thấy:
- Xanh lá: Hợp pháp, ủng hộ.
- Vàng: Pháp luật không cấm nhưng cũng không ủng hộ.
- Đỏ: Luật pháp dị nghị.
- Xám: Chưa rõ.
Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước khẳng định Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam; đồng thời cảnh cáo, nếu xảy ra sự cố thì các nhà đầu tư sẽ phải chịu toàn bộ thiệt hại. Do đó các tổ chức, cá nhân khi đầu tư, nắm giữ, thực hiện các giao dịch liên quan đến Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác vì Nhà nước không bảo hộ.
Điều này có nghĩa là chúng ta không được phép phát hành, cung ứng và sử dụng Bitcoin hay các loại tiền ảo khác để thanh toán hàng hóa. Còn các hoạt động khác như đầu tư, mua bán giao dịch thì vẫn diễn ra bình thường.
Có nên đầu tư Bitcoin hay không?
Tất cả những gì chúng tôi cung cấp được sử dụng cho mục đích thông tin và chia sẻ kiến thức. Tuyệt đối không phải lời khuyên đầu tư, vì vậy bạn phải tự cân nhắc, tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào.
Cơ hội
• Bitcoin dựa nền tảng công nghệ Blockchain đang rất tiềm năng và là xu thế của tương lai với sứ mệnh thay đổi nền tài chính truyền thống.
• Lợi nhuận có thể kiếm được từ đầu tư Bitcoin và tiền điện tử là rất lớn trong bối cảnh thị trường còn rất mới và tiềm năng. Nó giống như cách bạn đầu tư vào các công ty khởi nghiệp vậy.
Rủi ro
• Mức lợi nhuận lớn đi liền với rủi ro cao, cũng giống như nhận định sai lầm khi bạn đầu tư vào 1 công ty khởi nghiệp thất bại, nếu bạn đầu tư vào 1 dự án tiền mã hóa không đủ năng lực để phát triển, bạn sẽ thua lỗ.
• Khác với ngoại hối, vàng, chứng khoán hay bất động sản. Biến động giá Bitcoin và thị trường tiền điện tử là rất lớn, bạn có thể lãi rất nhanh nhưng cũng lỗ chỉ trong nháy mắt.
• Rủi ro về mức độ an toàn và tính bảo mật là luôn hiện hữu trong bối cảnh các sàn và ví trữ Coin là mục tiêu tấn công của bọn tin tặc để đánh cắp tiền của bạn.
Các hình thức đầu tư Bitcoin
Đầu tư Bitcoin không khác gì bạn đầu tư mua vàng hay tiền USD hay chơi chứng khoán, bởi vì:
• Bạn mua bán và có thể thu được tiền thật vào tài khoản ngân hàng.
• Bạn có thể dùng đồng tiền này để thanh toán sản phẩm/dịch vụ và ngày càng có rất nhiều doanh nghiệp/tổ chức chấp nhận thanh toán nó.
• Thanh toán bằng Bitcoin rất nhanh, gọn, lẹ, chỉ mất vài thao tác là xong.
Có một số hình thức đầu tư Bitcoin hiện nay như sau:
1. Đào Bitcoin (Miner): Số lượng Bitcoin là có hạn (chỉ có 21 triệu), và cứ 10 phút thì có một lượng BTC cụ thể được tạo ra từ cách giải mã các thuật toán phức tạp thông qua internet và hệ thống máy tính (đến năm 2140 thì sẽ hết lượng Bitcoin và không thể khai thác nữa).
2. Đầu tư (Mua và tích trữ chờ tăng giá – Holder): Với hình thức này tức là bạn nhận thấy giá trị tiềm năng của Bitcoin nên dùng tiền mặt để mua một lượng BTC cụ thể sau đó chờ cơ hội tăng giá thì bán ra kiếm lợi nhuận.
3. Đầu tư “lướt sóng” (Trader): Giá Bitcoin biến động liên tục, giá có thể tăng đến hàng 100USD chỉ sau một đêm vì vậy nhiều người tận dụng đặc điểm này mua vào bán ra để kiếm lợi nhuận (tức là mua thấp bán cao).
4. Mua Bitcoin để đầu tư vào các đồng Coin khác: Hiện nay ngoài Bitcoin còn rất nhiều đồng tiền điện tử khác được gọi là Altcoin và giá của nó còn đang rất thấp. Vì thế nhiều người sử dụng Bitcoin đổi thành các đồng Altcoin khác để chờ khi nó tăng giá thì bán ra kiếm lợi nhuận.
5. Tham gia sàn đa cấp, cho nhận: Với hình thức này bạn sẽ mua BTC vào một sàn nào đó với gói đầu tư cụ thể để nhận lãi (thường từ 20-40%). Đây là một hình thức có độ rủi ro cao nhất vì nguy cơ sàn vỡ hoặc sàn đó là sàn lừa đảo. Thông thường những sàn này cần mời gọi thành viên rất nhiều và lấy tiền của người sau trả cho người trước và nếu đến lúc nào đó số lượng thành viên quá ít không đủ duy trì theo mô hình cho nhận (luân chuyển tiền giữa các thàng viên) thì tự động sẽ sập sàn.
Thị trường tiền điện tử nói chung và Bitcoin nói riêng đang là xu thế đầu tư mới và đương nhiên nếu bạn đón đầu được xu thế thì cơ hội kiếm tiền sẽ mở rộng hơn, trong khi nếu đã bão hòa như chứng khoán thì rủi ro tiềm ẩn rất lớn. Vì thế trước khi quyết định đầu tư vào Bitcoin bạn cần tìm hiểu thật rõ xem mình đang hoặc chuẩn bị hình thức tham gia hình thức nào? Nơi đầu tư, giao dịch có an toàn hay không? Cá nhân bạn có tin và cảm thấy phù hợp với hình thức đó không?
Tất nhiên bất cứ thị trường nào cũng vậy, lợi nhuận khủng thì luôn đi kèm với rủi ro cao, bạn nên xác định điều này ngay từ đầu.
Kết luận
Qua bài viết này, mình hy vọng bạn đã tìm thấy những gì cần thiết về Bitcoin và thế giới tiền điện tử. Thị trường còn rất mới mẻ và vẫn trên đà phát triển, đầu tư vào nó là cơ hội nhưng cũng cũng có rủi ro. Bạn phải tìm hiểu mọi thông tin cần thiết trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào và hãy phân bổ vốn hợp lý cho loại hình đầu tư “mạo hiểm” này nhé. Chúc các bạn thành công!