Khi bắt đầu tìm hiểu về Crypto hay Blockchain chắc chắn chúng ta sẽ rất khó khăn trong việc tìm hiểu về các thuật toán Blockchain. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về Proof of Stake và Proof of Work là gì, đặc điểm, cách hoạt động và ưu nhược điểm của từng thuật toán để có thể hiểu rõ hơn và có sự so sánh, lựa chọn phù hợp.
Proof of Stake (POS) | Proof of Work (POW) | |
Khái niệm | Proof of Stake (PoS – Bằng chứng cổ phần) là một thuật toán làm việc của Blockchain. Hiểu một cách đơn giản là người dùng sẽ ký gửi (Stake) một lượng tài sản nhất định để trở thành Validator (người xác thực) của Blockchain. | Proof of Work (PoW – Bằng chứng công việc) là cơ chế đồng thuận đầu tiên được tạo ra trên Blockchain và khá phổ biến trong thế giới tiền điện tử. Được áp dụng thành công cho Bitcoin từ năm 2009 và trở thành một trong những cơ chế đồng thuận phổ biến nhất trong hệ sinh thái Cryptocurrency. |
Cách thức hoạt động | – Các Validator sẽ xác minh các giao dịch trên mạng lưới, gửi bằng chứng vào khối:
Ví dụ: Near Protocol đòi hỏi người dùng cần cần nắm giữ lượng lớn Token Near để có thể trở thành Validator. Mức lợi nhuận hàng năm khi Stake NEAR dao động từ 10-15% và có thể biến động trong tương lai tùy vào lượng Stake của các Validator. – Người dùng khi tham gia vào mạng lưới sẽ có phần thưởng. Phần thưởng này có thể đến từ lạm phát Token dự án (đã được phân định sẵn trong Token Allocation, hoặc vô hạn như Ethereum 1.0, Mina Protocol,…). Một số khác thì sử dụng phí giao dịch. – Việc Staking không chỉ gói gọn trong Blockchain, mà nó cũng đưa vào những dự án thông thường với mục đích giảm lưu thông nguồn cung, giảm áp lực bán. Đổi lại, người dùng chấp nhận khóa Token cũng sẽ nhận được phần thưởng là Token dự án. Cách này hiện đang được áp dụng rất rộng rãi, nhưng đây là một con dao hai lưỡi:
|
– Proof of Work yêu cầu thợ đào phải giải các bài toán mật mã phức tạp để hợp thức hoá các khối (Block) trong blockchain và nhận lại phần thưởng dưới dạng Coin hay Token mới phát hành
– Đúng với cái tên gọi “bằng chứng công việc”, bạn sẽ phải “làm việc” mới được thưởng/trả công, bằng cách:
PoW giải quyết vấn đề này bằng một thuật toán điều chỉnh độ khó phù hợp với tốc độ khai thác của các thợ đào, sao cho Block mới sẽ sinh ra trong một khoảng thời gian cố định. |
Ưu điểm | – Tiết kiệm năng lượng: Khai thác các loại tiền tệ kỹ thuật số trên Proof of Stake có thể tiết kiệm năng lượng hơn gấp nhiều lần so với trên thuật toán Proof of Work vì Proof of Stake không đòi hỏi phần cứng hay lắp đặt quá nhiều.
– Dễ dàng sinh lời: Lãi suất rất ổn định và là mỏ vàng cho các Holder. – Tính bảo mật cao: Việc tiến hành một cuộc tấn công 51% trong đó một cá nhân hoặc tổ chức nhất định kiểm soát phần lớn phần băm và cố gắng sử dụng nó cho mục đích phi pháp là không khả thì vì sẽ phải mạo hiểm mất toàn bộ số tiền cổ phần nếu như thất bại. Nếu các nút kiểm duyệt cố tình xác nhận các giao dịch phi pháp, họ sẽ bị trừ đi phần lớn số tài sản đang nắm giữ và luôn có các bản Backup. – Tính linh hoạt: Nếu nút được chọn để xử lý khối tiếp theo không có mặt trong một khoảng thời gian xác định, thì Proof of Stake sẽ chọn ra các nút dự trữ khác có sẵn để ngăn việc treo xử lý. |
– Thuật toán Proof of Work có khả năng ngăn chặn các cuộc tấn công DDoS và các tác động khác của các phần mềm tiền điện tử của thợ mỏ. Do các chức năng hạn chế quyền hạn, thuật toán Proof of Work áp đặt nhiều chính sách nhất định đối với những người tham gia. Những người tham gia cho dù nắm giữ một số tiền lớn cũng không thể có quyền quyết định cho cả mạng lưới. Bạn cần có khả năng tính toán để tìm ra các khối mới.
– PoW còn ít ảnh hưởng đến khả năng khai thác của Miner. Không quan trọng bạn có bao nhiêu coin trong ví, chỉ cần bạn có nguồn tài nguyên (sức mạnh tính toán) đủ lớn đều có thể tham gia vào quá trình khai thác. Nếu Miner không có đủ sức mạnh tính toán, họ có thể tham gia vào một Mining Pool để tận dụng sức mạnh tính toán của toàn bộ pool đào. |
Nhược điểm | – Mức lãi không chính xác tuyệt đối: Lúc staking có thể lãi sẽ không đạt được mức đã ước tính ban đầu.
– Có thể lỗ: Nếu tỉ giá Stake thấp hơn tỉ lệ trượt giá của coin thì bạn sẽ lỗ. – Rủi ro bị Scam, lừa đảo: nếu bạn lựa chọn nền tảng Staking không uy tín, hoặc lựa chọn Coin “rác”. – Phụ thuộc vào “nhà giàu”: Proof of Stake dựa trên cổ phần tương ứng với nắm giữ. Nghĩa là những người nắm giữ token lớn có ROI tốt hơn là “người giàu”. Đồng thời, họ cũng có quyền lực lớn đe dọa quá trình xác thực phi tập trung của mạng |
– Chi phí dành cho thực hiện thuật toán Proof of Work là rất lớn. Bởi lẽ với các tính toán phức tạp như vậy, thiết bị máy tính thông thường không thể đảm nhận được, cần bỏ nhiều chi phí cho việc đầu tư thiết bị chuyên dụng, chưa kể đến các loại chi phí quản lý và khai thác các mỏ. Các máy tính này cũng tiêu thụ cực nhiều năng lượng, chi phí vì thế được đội lên nhiều hơn. Điều này gây ra sự gia tăng tập trung của hệ thống.
– Trong khi thực hiện các công việc tạo khối, các thuật toán không cần thiết và vô dụng là điều hoàn toàn bình thường, các kết quả có thể chẳng bao giờ được sử dụng. Các thợ mỏ sẽ muốn bảo đảm an toàn thế nhưng tỷ lệ tấn công có thể lên đến 51%. |
Mức độ an toàn | Với Proof of Stake, việc tấn công cũng không hề dễ dàng. Nếu tấn công thất bại, kể tấn công sẽ bị phạt mất toàn bộ số tiền cược (stake). Để thực hiện tấn công 51%, kẻ tấn công cần phải có hơn 50% tổng số coin của hệ thống, điều này càng khó có thể xảy ra nếu tổng giá trị thị trường của đồng coin đó cao. | Với Proof of Work, rất khó để thực hiện tấn công vào hệ thống, như tấn công 51% sẽ đòi hỏi chi phí về năng lượng tính toán cực lớn mà nhiều khi chi phí để tấn công còn tốn hơn nhiều lần món lợi đem lại. |
Tầm quan trọng | – Proof of Stake chỉ là công cụ, thứ cần phải đặt câu hỏi có an toàn không chính là dự án.
– Nếu dự án thật, thì việc Stake Token sẽ giúp chúng ta có thêm phần thưởng, và cũng là cách để người dùng thật sự góp phần xây dựng dự án mà không cần biết Code. – Chẳng may chúng ta chọn nhầm dự án chất lượng kém, hoặc vô tình bảo mật không tốt, thì khả năng cao là số Coin khóa vào sẽ mất hoặc giảm giá trầm trọng. |
– Proof of Work mang tới sự tin tưởng trong môi trường phi tập trung. Khi các thợ đào đồng ý cạnh tranh để tạo Block mới và nhận thưởng, họ đã ngầm tuân theo quy tắc của hệ thống, thay vì cố gắng thao túng.
– Với thuật toán điều chỉnh độ khó ở mỗi Block, đảm bảo các Block mới sẽ được tạo ra với tốc độ ổn định. Giúp duy trì nguồn cung và khuyến khích thợ đào hoạt động. – Tuy nhiên, chính việc sử dụng các nguồn lực hữu hạn như thời gian, năng lượng, sức mạnh tính toán đã làm hạn chế khả năng mở rộng của PoW |
Tổng kết
PoS là sự cải tiến của PoW nên có nhiều ưu điểm hơn. Sở hữu nhiều ưu điểm vậy nên Proof of Stake (PoS) chắc chắn sẽ trở thành xu thế trong tương lai tới trong thị trường tiền điện tử. Với những ưu điểm từ thuật toán đồng thuận Proof of Stake, các coin POS dần trở thành xu hướng phát triển trong lĩnh vực tiền mã hóa. Đặc biệt, tính năng Staking hay “trả lãi” cho Holder, giúp họ có thu nhập thụ động, là một điểm quan trọng giúp thu hút nhà đầu tư đến với các coin POS.
Còn đối với PoW giúp cho hệ thống Bitcoin hoạt động ổn định bởi thuật toán thuộc cơ chế đồng thuận mà nó sở hữu. Tuy nhiên PoW cũng được coi là một giao thức đồng thuận thiếu sót, đặc biệt khi xem xét lượng năng lượng được tiêu thụ khi chạy giao thức. Ví dụ, nó đã được báo cáo rằng một giao dịch Bitcoin duy nhất, bằng cách sử dụng PoW, có thể tiêu thụ nhiều điện năng như một hộ gia đình trung bình của Hà Lan trong hai tuần.