MỤC LỤC BÀI VIẾT
Ponzi là gì?
Ponzi hay mô hình Ponzi là hình thức lừa đảo theo hình kim tự tháp, tức là vay tiền của người này để trả nợ cho người khác. Người đi vay tiền luôn cam kết trả lãi cao, quảng cáo về những tấm gương đã nhận được lãi suất cao trước đó.
Các khoản vay này thường được quảng cáo với mức lãi suất cao hơn rất nhiều so với hình thức đầu tư khác. Cùng với đó là các khoản % hoa hồng khi giới thiệu được thêm người mới vào hệ thống. Việc giới thiệu thêm nhiều người khác tham gia sẽ giúp người đi vay gom được những khoản tiền lớn từ người cho vay mới.
Để củng cố lòng tin, thời gian đầu các khoản lãi suất cũng như hoa hồng sẽ được trả rất đúng hạn. Điều này khiến nhiều người tiếp tục bỏ thêm tiền vào để kỳ vọng nhận được nhiều lãi suất hơn. Tuy nhiên, đến khi không đủ tiền để trả cho toàn hệ thống, mô hình này sẽ sụp đổ và biến mất.
Nguồn gốc của mô hình Ponzi lừa đảo
Mô hình Ponzi được đặt tên theo tên lừa đảo Charles Ponzi hay Carlo Ponzi (phát âm theo tiếng Ý). Đây là người đã làm mô hình lừa đảo này trở nên nổi tiếng trong năm 1920. Thực chất mô hình Ponzi này bắt nguồn từ các tiểu thuyết Martin Chuzzlewit (1844) của Charles Dickens.
Mô hình lừa đảo này kiếm được rất nhiều tiền nên vô cùng nổi tiếng tại Mỹ. Ban đầu, Ponzi sử dụng mã giảm giá quốc tế để mua tem thư ở quốc gia bán giá rẻ. Sau đó bán đến những nơi có giá đắt để thu về lợi nhuận.
Cũng chính vì nhờ khoản doanh thu “khổng lồ” này đã giúp Ponzi có tiền để thành lập “Công ty giao dịch chứng khoán Securities Exchange Company”. Việc kêu gọi các nhà đầu tư đồng nghĩa với việc sẽ phải chia lợi nhuận cho nhà đầu tư và tiền lãi cho bản thân ông ta. Vì thế, do áp lực trả lãi vượt quá nguồn đầu tư mới nên đến năm 1920 thì sụp đổ.
Mô hình hoạt động của Ponzi như thế nào?
Để mô hình Ponzi được hoạt động trơn tru và kêu gọi được số tiền lớn đòi hỏi phải có sự tham gia cùng lúc của 3 đối tượng sau:
Kẻ chủ mưu cho kế hoạch Ponzi (Schemer)
Schemer Ponzi là những kẻ đứng đầu, chủ mưu lập nên kế hoạch Ponzi để lừa đảo các nhà đầu tư. Những người này thường xây dựng một hình ảnh của một doanh nhân thành đạt và có một Background bịa đặt cực khủng. Đặc biệt, có tài ăn nói và một cái đầu cực kỳ thông minh.
Schermer Ponzi có thể lập nên một kế hoạch kinh doanh chi tiết và hợp lý đến mức những người khác khi nghe vào kế hoạch đều muốn tham gia ngay.
Những nhà đầu tư (Investor)
Investor là những nhà đầu tư có tiền và thứ họ quan tâm chỉ là lợi nhuận. Chấp nhận đi trước, chấp nhận rủi ro để đầu tư vào các mô hình kinh doanh mới táo bạo.
Là những người đầu tiên bơm dòng vốn vào hệ thống Ponzi để nó bắt đầu hoạt động, bắt đầu thu hút những nhà đầu tư khát máu khác tham gia vào hệ thống.
Những người giới thiệu (Ponzi Introducing Investor)
Introducing Investor là người bỏ tiền vào rất ít vào mạng lưới, nhưng lại rất tích cực đi giới thiệu người khác tham gia để có được hoa hồng giới thiệu. Đây là lực lượng rất đông đảo, làm việc hết mình và hăng say, không quan tâm đến hậu quả.
Introducing Investor là lực lượng nồng cốt để mô hình Ponzi trở lên lớn mạnh và ngày càng phình to. Với đối tượng này, họ chỉ có một kim chỉ nam duy nhất: Cứ giới thiệu người là có tiền.
Ví dụ đơn giản để mọi người có thể nhìn rõ:
Sẽ có một thành viên khởi xướng đầu tiên đứng ra quảng cáo về cơ hội đầu tư gì đó, trong đó người tham gia phải đóng góp $10,000 chẳng hạn. Người này hứa hẹn người tham gia sẽ nhận được lại toàn bộ khoản đầu tư ban đầu, kèm theo đó là 10% lợi nhuận sau một chu kỳ đầu tư nhất định (3 đến 6 tháng, có thể đến 1 năm).
Giả sử nhà đầu tư này kêu gọi được thêm 2 nhà đầu tư tham gia trước khi thời hạn 90 ngày kết thúc. Khi đó, người khởi xướng sẽ trích $11,000 từ khoản $20,000 thu được từ người thứ 2 và thứ 3 để trả lại cho người thứ nhất. Lúc này, nhà đầu tư thứ nhất sẽ bị hấp dẫn và nhiều khả năng tái đầu tư tiếp $10,000.
Bằng cách lấy tiền từ những nhà đầu tư mới, kẻ lừa đảo sẽ có đủ khả năng tài chính để chi trả cho những nhà đầu tư đến sớm, và thuyết phục họ tái đầu tư kèm theo việc kêu gọi theo nhiều người khác tham gia.
Khi hệ thống đã phát triển, người khởi xướng bắt buộc phải tìm kiếm thêm các nhà đầu tư mới gia nhập mô hình để có thể duy trì được khả năng trả lãi đã hứa.
Cuối cùng khi hệ thống đạt tới mức không thể duy trì được nữa, người khởi xướng hoặc sẽ bị bắt, hoặc sẽ biến mất cùng với số tiền thu được từ các nhà đầu tư.
Tại sao biết rủi ro, lừa đảo mà vẫn tham gia vào?
Mục đích của bất kỳ dự án Ponzi nào đều là huy động vốn và chiếm đoạt số tiền đó. Nguyên tắc của dòng tiền huy động được phải cao hơn dòng tiền trả ra (trả lãi, trả hoa hồng) thì sẽ tiếp tục vận hành. Và nó sẽ sập khi dòng tiền huy động được huy động được phải thấp hơn dòng tiền trả ra. Người đứng đầu cuộc chơi luôn là những người kiếm được tiền vì họ vào trước và kiếm được tiền hoa hồng. Và người dưới cùng luôn là người mất tiền. Vậy tại sao biết có rủi ro, lừa đảo mà vẫn tham gia vào?
Người chơi
- Mong chờ mình là người may mắn thoát ra trước sẽ sống, họ sẽ thoát ra trước khi dự án sập.
- Vì lợi nhuận cao 30-50%, quyết định làm liều cầu mong sự may mắn trong 2-3 tháng.
Người làm hệ thống:
- Hoa hồng hệ thống cao, dễ kiếm tiền.
- Đầu tư mất rất nhiều tiền, ở bước đường cùng, không có lựa chọn phải làm để lấy lại.
- Bất chấp mọi rủi ro, mù quáng tham gia và sập bẫy. Để lại những hệ lụy rất lớn.
Sự khác biệt giữa Ponzi và một số mô hình khác
So sánh Ponzi với bán hàng đa cấp
Dưới đây là so sánh Ponzi với mô hình đa cấp chân chính (Multi Level Marketing) được công nhận trên thế giới. Chưa đề cập đến các mô hình đa cấp biến tướng và lừa đảo.
Ponzi | Đa cấp chân chính | |
Hàng hoá | Không có hoặc có chất lượng sản phẩm rất thấp | Có sản phẩm thật, phải là sản phẩm hữu hình. Đa số là thực phẩm chức năng |
Giá bán | Giá bán rất bao so với giá trị thật của sản phẩm | Giá bán tương xứng với giá trị sản phẩm |
Lợi nhuận thu về | Từ người sau trả cho người trước | Từ kinh doanh sản phẩm thực tế |
Phí tham gia | Phải bắt buộc mua gói sản phẩm mới được tham gia | Không có phí tham gia hoặc phí tham gia rất thấp |
Pháp luật | Không được pháp luật công nhận | Có hành lang pháp lý quản lý rõ ràng |
So sánh Ponzi với mô hình đa cấp hợp pháp
So sánh Ponzi với mô hình kim tự tháp
Mô hình kim tự tháp
Mô hình kim tự tháp (hay hình thức lừa đảo Kim tự tháp) là một mô hình hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh trong đó các thành viên được hứa hẹn về lợi nhuận hoặc các phần thưởng bằng cách gia nhập mô hình và giới thiệu thêm người mới gia nhập.
Ví dụ, một người khởi xướng (lừa đảo) giới thiệu tới A và B một cơ hội mua lại quyền phân phối trong một công ty với giá $1000 mỗi người. Khi đó họ sẽ có quyền tự mình bán lại các quyền phân phối này và kiếm được hoa hồng khi giới thiệu được thêm thành viên mới gia nhập. Số tiền $1000 họ kiếm được từ mỗi lần bán được quyền phân phối sẽ được chia đều 50/50 giữa họ và người khởi xướng.
Trong ví dụ trên, A và B mỗi người cần phải bán được quyền phân phối 2 lần nhằm thu lại được khoản đầu tư ban đầu của họ, vì mỗi lần họ sẽ thu lại được $500. Khi đó, gánh nặng phải bán lại 2 quyền phân phối khác nhằm thu lại số vốn ban đầu sẽ được chuyển sang các khách hàng của họ. Mô hình này cuối cùng cũng sẽ sụp đổ bởi sẽ càng ngày càng có nhiều người phải tham gia vào quy trình đó. Sự phát triển không bền vững là nguyên nhân chính làm cho mô hình này mang tính bất hợp pháp.
Hầu hết các mô hình kim tự tháp đều không cung cấp sản phẩm hay dịch vụ nào cả mà chỉ duy trì dựa trên số tiền thu được từ việc tiếp nhận thêm người mới. Tuy nhiên, có một số mô hình kim tự tháp được giới thiệu dưới danh nghĩa các công ty “tiếp thị đa cấp” (Multi-Level Marketing MLM) bán sản phẩm và dịch vụ một cách hợp pháp. Đây chỉ là một cách che giấu bản chất lừa đảo vốn có của mô hình này mà thôi. Vì vậy, mặc dù có rất nhiều công ty MLM có vấn đề sử dụng mô hình kim tự tháp, nhưng không phải công ty MLM nào cũng là lừa đảo
• Điểm chung:
- Cả 2 mô hình này đều là một dạng lừa đảo tín thuyết phục nạn nhân đầu tư bằng cách hứa hẹn mức lợi nhuận rất cao.
- Cả hai đều cần có dòng tiền liên tục đến từ các nhà đầu tư mới để có thể duy trì hoạt động và thành công.
- Thông thường đều không cung cấp sản phẩm hay dịch vụ nào cả.
• Khác biệt:
- Mô hình Ponzi thường được giới thiệu là dịch vụ quản lý đầu tư, trong đó người tham gia tin rằng lợi nhuận họ nhận được là kết quả có được từ các khoản đầu tư hợp pháp. Kẻ lừa đảo thực chất là cướp tiền của người này để trả cho người khác.
- Mô hình kim tự tháp dựa nên nền tảng Marketing mạng lưới và yêu cầu người tham gia phải tuyển thêm người mới vào hệ thống thì mới kiếm được tiền. Từ đó, mỗi thành viên sẽ nhận được một khoản hoa hồng trước khi toàn bộ số tiền còn lại được chuyển dần lên đỉnh kim tự tháp.
So sánh Ponzi với các dự án ICO tiền ảo
Tiền điện tử nổi lên bắt đầu từ năm 2015 và liên tiếp xảy ra nhiều vụ lừa đảo tiền ảo hoạt động theo hình thức Ponzi. Tuy nhiên, mình muốn làm rõ hơn về các dự án ICO tiền ảo của năm 2017 và các dự án ICO 2020 trở về sau.
ICO của năm 2017, phần lớn các cá nhân vẽ ra một kế hoạch kinh doanh lý tưởng và siêu lợi nhuận. Có phần mộng mơ về việc thay đổi cách thế giới vận hành. Các dự án kinh doanh này chỉ còn năm trên giấy Whitepaper, bắt đầu kêu gọi nhà đầu từ rót tiền vào hệ thống để họ triển khai dự án. Một phần vốn được dùng để khởi động dự án và một phần vốn được dùng để trả lãi cho mạng lưới. Và hết 98% dự án thời điểm đó đều thất bại do không đủ năng lực và dòng tiền để triển khai.
ICO của năm 2020 trở về sau đã thay đổi rất nhiều về cách kêu gọi vốn. Chủ của các dự án bắt đầu thực tế hơn và lập nên các dự án có phần thực tiễn và dễ thực thi hơn. Cũng có kêu gọi vốn từ cộng đồng nhưng thay vì cam kết trả lãi thì họ cam kết về việc dự án thành công. Nhà đầu tư sẽ được gia tăng tài sản từ các Token mà họ mua. Không cam kết trả lãi như những năm 2017 nữa.
Cách nhận biết các mô hình lừa đảo Ponzi
Khi bước chân vào kiếm tiền Online nếu không có kiến thức chúng ta thường bị hấp dẫn bởi sự thành công của người khác, bị mờ mắt bởi các chiêu trò, hình ảnh hào quang nhà lầu, xe hơi, ăn mặc bảnh bao lịch sự. Hay được dẫn dắt đến những bữa tiệc sang trọng tại khách sạn 5 sao để tham dự các hội thảo ở đó có tấm gương thành công, hành trình vượt khó để đạt được tự do tài chính. Sau đó bạn được tư vấn giới thiệu mua cổ phiếu, mua Coin, mua các gói đầu tư … với lợi nhuận khủng không rủi ro. Không đòi hỏi bạn phải có kiến thức cao siêu, chỉ cần bạn có tiền, có nhiều tiền thì lãi càng cao. Đồng thời giam vốn trong 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm.
Cam kết lợi nhuận khủng
Những mô hình kinh doanh cam kết mức lợi nhuận lên đến vài trăm %/năm thì hết 99% là các dự án Ponzi lừa đảo. Kể cả là quỹ đầu tư số 1 thế giới cũng không dám đứng ra cam kết mức lợi nhuận trên 50%/năm huống gì các dự án nhỏ bé.
Các mô hình Ponzi thường đưa ra mức lợi nhuận cực khủng nhằm làm mờ mắt nhà đầu tư. Hãy cố gắng bình tĩnh và phân tích dòng tiền của dự án xem tiền đâu mà nó trả cho bạn. Có như thế bạn sẽ thấy được rõ ngọn ngành của một dự án.
Không có hàng hoá lưu thông
Phần lớn các dự án Ponzi đều không có sản phẩm lưu thông hoặc nếu có cũng chỉ là sản phẩm tượng trưng. Chất lượng rất thấp nhưng lại được phóng đại công dụng của sản phẩm.
Bất kỳ một mô hình kinh doanh nào cũng phải bắt đầu từ sản phẩm hoặc dịch vụ. Sản phẩm hoặc dịch đó tốt thì mô hình kinh doanh mới có khả năng để đi vào thị trường và tiếp cận khách hàng.
Giá sản phẩm bị đội lên không giới hạn
Đây là dấu hiệu rõ ràng rất để xem đây có phải là mô hình bán hàng đa cấp biến tướng không. Bán hàng đa cấp chính thống theo quy định thì giá sản phẩm chỉ có 2 mức giá là giá người tiêu dùng (không tham gia mạng lưới) và giá nhà phân phối (những người bán hàng đa cấp).
Nếu bạn tìm hiểu mà càng về tầng sâu thì giá lại càng tăng thì chứng tỏ đây đích thị là mô hình kim tự tháp, hoạt động Ponzi nhằm lừa đảo người tiêu dùng.
Cố gắng làm rắc rối mô hình kinh doanh của mình
Các tầng lớp lãnh đạo thường cố gắng làm cho người tham gia không thể hiểu nổi mô hình kinh doanh. Hoặc rõ rệt nhất là cố gắng giấu đi những thông tin về doanh nghiệp, về tính pháp lý của dự án.
Bất kể các dự án ICO tiền ảo mang tính phi tập trung nhưng người đứng đầu dự án cũng đều công khai. Không có chuyện ẩn danh để làm dự án. Kinh nghiệm của mình trong vấn đề này là cái gì chưa rõ thì không nên đầu tư.
Bắt buộc phải mua hàng mới được tham gia
Đây là dấu hiện rõ ràng và dễ nhận biết nhất. Nếu bạn của bạn rủ bạn tham gia và bắt phải đầu tư một gói tài chính 1.000 USD hoặc một con số khác mới bắt đầu tham gia được thì hãy cẩn thận. Khả năng bọn chúng đang lấy tiền của người sau để trả cho người trước.
Lưu ý, dù bạn bè thân tình đến mấy cũng phải thật sự tỉnh táo. Trong đầu tư tiền, không có chuyện tham gia vì nể nang.
Ăn theo cái tên của những mô hình truyền thống
Dạo gần đây các bạn thấy rất nhiều sàn BO trá hình liên tục ra mắt, rồi lâu lâu tại đổi tên thoát xác thành một cái tên mới. Bọn chúng thường lợi dụng mô hình BO (Quyền chọn nhị phân) để quảng bá cho mô hình tài xỉu xanh đỏ của mình. Các mô hình này thường có tên miền và Sever được đặt ở nước ngoài, đặt biệt là đảo SÍP.
Rất khó rút tiền ra khỏi tổ chức
Thường để rút được tiền đầu tư về bạn phải quy đổi sang một đồng tiền điện tử vô danh mà chính chủ sàn là người tạo ra đồng tiền đó. Do đó, để có thể thanh khoản được đồng tiền đó bạn cần phải có người khác tham gia mua lại của bạn.
Vấn đề đặt ra nếu không có ai mua đằng sau thì giá trị của những đồng coin đó cũng trở nên vô giá trị mặc dù nó đang nằm trong tài khoản của bạn.
Tổng kết
Bất cứ cơ hội đầu tư nào hứa hẹn lợi nhuận ở mức cao phần lớn đều có dấu hiệu không trung thực. Không bao giờ đầu tư vào những gì bạn không nắm rõ, để làm được điều này không có cách nào khác ngoài việc bạn phải trang bị kiến thức cho riêng mình để có thể đi dài hạn cùng với thị trường tài chính. Hi vọng với bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức hữu ích về mô hình Ponzi này.