Ethereum là gì? Tổng hợp thông tin về Ethereum

Đứng phía sau “ông vua” Bitcoin (BTC) của thế giới tiền điện tử chính là Ethereum (ETH) đồng coin có giá trị lớn thứ 2 thế giới và cũng là đồng Altcoin số 1 tính đến thời điểm hiện tại. Trong suốt nhiều năm qua, Ethereum vẫn luôn giữ vững được vị trí này bất chấp những biến động trên thị trường, điều này chứng tỏ vị thế và tầm ảnh hưởng của ETH trong thế giới tiền điện tử.

ethereum-la-gi-tong-hop-thong-tin-ve-ethereum
Biểu tượng đồng coin Ethereum (ETH).

Ethereum là gì?

Ethereum là một nền tảng điện toán với mã nguồn mở dựa trên công nghệ Blockchain có tính chất phân tán với tính năng hợp đồng thông minh, tạo ứng dụng cho các thỏa thuận hợp đồng trực tuyến. Đây là nền tảng cho phép thực thi các kịch bản bằng cách sử dụng mạng lưới Ethereum.

Có một sự thật rằng: Khi nhắc đến Ethereum thì nhiều người đánh đồng đó là ETH. Tuy nhiên, nó không phải vậy!

ETH hay còn được gọi là Ether là đơn vị tiền tệ trong hệ thống Blockchain của Ethereum. Tương tự như BTC, đồng Ether có thể được di chuyển giữa các tài khoản và được sử dụng để trả công cho các thợ đào giúp thực hiện việc tính toán xác minh trên mạng lưới.

Chung quy: Ethereum là một nền tảng Blockchain, còn ETH là đơn vị tiền tệ trong nền tảng của Ethereum.

Ai phát minh ra Ethereum?

ethereum-la-gi-tong-hop-thong-tin-ve-ethereum
Vitalik Buterin – cha đẻ của Ethereum (ETH).

Ethereum chính thức được công bố vào cuối năm 2013 bởi một nhà nghiên cứu tiền điện tử và nhà lập trình Vitalik Buterin với mục tiêu xây dựng các ứng dụng phân quyền (Dapp). Vốn là một thành viên của đội ngũ phát triển Bitcoin, Vitalik có quan điểm rằng Bitcoin cần một ngôn ngữ kịch bản để phát triển ứng dụng, nhưng tiếc rằng điều này không được cả nhóm tán thành, do đó anh rời khỏi Team và tự đề xuất phát triển một nền tảng mới với Ethereum.

4 thành viên ban đầu của nhóm phát triển Ethereum là Vitalik Buterin, Mihai Alisie, Anthony Di Iorio và Charles Hoskinson. Dự án Ethereum bắt đầu vào đầu năm 2014 thông qua một công ty Thụy Sĩ tên là Ethereum Switzerland GmbH (EthSuisse), trước khi thành lập Ethereum Foundation.

Nhóm Ethereum đã thực hiện vòng gọi vốn Crowd Funding trong suốt từ tháng 7 – tháng 8 năm 2014 với 11,9 triệu đồng Ether (chiếm khoảng 13% tổng số ETH được lưu hành) được bán cho những người tài trợ.

Sự kiện The DAO – Vết thương gắn mãi với lịch sử

Vào năm 2016, dự án The DAO – được phát triển trên nền tảng Ethereum ra mắt và gọi được khoản vốn kỷ lục vào thời điểm đó với 150 triệu USD từ các nhà tài trợ.

Không lâu sau đó, DAO đã bị Hack khi một cá nhân vô danh đã ăn cắp khoản tiền trị giá 50 triệu USD. Sự kiện này đã gây ra một cuộc tranh luận lớn trong cộng đồng và xảy ra mâu thuẫn với 2 luồng quan điểm. Một nhóm người cho rằng Ethereum nên thực hiện việc chia tách chuỗi (HardFork) để lấy lại số tiền bị đánh cắp, nhóm còn lại không đồng ý với cách làm này.

Do việc tranh chấp, Ethereum đã buộc phải thực hiện HardFork. Phía thiểu số từ chối thực hiện việc này tiếp tục sử dụng phiên bản Ethereum Blockchain cũ và gọi nó là Ethereum Classic (ETC), còn phía đa số đã ủng hộ việc chia chuỗi sẽ sử dụng đồng Ethereum (ETH).

Sự khác biệt với Bitcoin

Tất nhiên là giống nhau ở một số điểm nhưng một điểm khác biệt nhất giữa Ethereum và Bitcoin có lẽ là mục đích của hai đồng này. Ethereum được tạo ra với mục tiêu trở thành một nền tảng dành cho việc phát triển Smart Contract và các DApps.

Trong khi đó, mục đích của Bitcoin hoàn toàn khác đó là trở thành phương tiện thanh toán và nơi lưu trữ giá trị. Và nếu xét trên phương diện là tiền tệ thì Ether (ETH) chỉ tập trung vào mục đích dùng để thanh toán chi phí xảy ra trong mạng lưới của Ethereum mà thôi.

Ngoài ra, còn một số điểm khác nhau cơ bản giữa Ethereum và Bitcoin như:

  • Ether: Là đơn vị tiền tệ của Ethereum. Nó được sử dụng để giao dịch tại sàn cho phép dùng tiền mã hóa. Ngoài ra, đồng tiền này còn áp dụng để thanh toán các dịch vụ khác trên mạng Ethereum.
  • Hợp đồng thông minh: Hợp đồng thông minh là việc tạo ra những điều khoản, quy định giữa 2 bên tham gia giao dịch mà không cần bên trung gian do các phương tiện kỹ thuật soạn thảo.
  • Hệ thống Blockchain: Khi những thông tin về địa chỉ, số Ether, giao dịch giữa người dùng với nhau mã hóa xong, nó sẽ được chuyển vào hệ thống Blockchain để làm cơ sở dữ liệu cho những lần giao dịch kế tiếp.
  • Hệ thống đồng thuận: Là chương trình mã hóa không có chủ định, đột ngột nhằm bảo vệ thông tin người dùng và số giao dịch của họ được cẩn thận, bảo mật hơn.
  • Thợ đào: Hiểu đơn giản, thợ đào mỏ chính là những người làm nhiệm vụ giải mã dữ liệu cá nhân của hai bên người mua và bán. Đồng thời xác nhận giao dịch giữa 2 bên.
  • Máy ảo Ethereum: Đây là “nơi” để vận hành xử lý thông tin của mạng máy tính cung cấp. Những tổ chức, cá nhân chuyên xử lý thông tin sẽ tập hợp trong “ngôi nhà” này rồi phân chia nhau giải mã dữ liệu Blockchain.
  • Ngôn ngữ lập trình: Nền tảng Ethereum cho phép nhập và xử lí các mã của hầu hết các ngôn ngữ lập trình phổ biến hiện nay như: Java, C++, Python, PHP….

Ethereum hoạt động như thế nào?

Mạng Ethereum sử dụng máy ảo Ethereum (EVM) là một phần mềm hoàn chỉnh Turing với nhiệm vụ thực thi các tập lệnh trên một mạng máy tính phân tán và cho phép thực hiện và lưu trữ mọi thứ từ hợp đồng thông minh. Ethereum cho phép các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng phi tập trung trên nền tảng của nó, chẳng hạn như các trò chơi, đăng ký phân phối, tổ chức… và được dựa trên các nguyên tắc:

  • Đơn giản: Là giao thức hoạt động một cách hiệu quả nhất về mặt chi phí lưu trữ dữ liệu và thời gian.
  • Tính quốc tế: Cung cấp mọi ngôn ngữ mà nhà phát triển có thể sử dụng để lập trình bất kỳ hợp đồng thông minh hoặc loại giao dịch nào.
  • Tính mô đun: Giao thức Ethereum được thiết kế theo dạng mô đun và có thể tách rời.
  • Không phân biệt/Không kiểm duyệt – Giao thức không có hạn chế hoặc ngăn chặn các mục đích sử dụng cụ thể.

Về địa chỉ ví Ethereum và thông tin trong một giao dịch cơ sở

Trong nền tảng Ethereum có 2 loại địa chỉ:

• Địa chỉ thông thường, được tạo ra bởi một cặp khóa Private Key và Public Key.

Ví dụ: 0xa107483c8A16A58871182A48D4Ba1FBBB6A64C7 là địa chỉ của tôi, khi tôi muốn thực hiện một giao dịch trên nền Ethereum tôi phải có private key tương ứng để chức minh rằng tôi là chủ sở hữu của tài khoản trên. Mỗi địa chỉ có một Private Key tương ứng và khi mất sẽ không lấy lại được.

• Địa chỉ Contract, khi bạn tạo ra một contract (hãy hiểu là một chương trình máy tính cho dễ hình dung) trên Ethereum, nó sẽ có một địa chỉ xác định, giống như trong Java khi tạo một Object từ Class nó sẽ có địa chỉ nằm trên RAM của bạn. Một Contract khi tạo ra sẽ được hiểu là một thực thể tồn tại trên Ethereum network, trong đó chứa các đoạn chương trình máy tính để phục vụ cho một mục đích nào đó. Bạn sẽ tương tác với mỗi Contract khác nhau thông qua các địa chỉ khác nhau.

Trong một giao dịch của Ethereum có 4 giá trị chính:

  • To: địa chỉ bạn muốn tương tác hay giao dịch.
  • Value: giá trị ETH gửi đến cho địa chỉ nhận.
  • Data: nếu địa chỉ nhận là một Contract, thì data chính là để định nghĩa Function bạn muốn gọi và các Arguments kèm theo.
  • Nonce: giá trị nhiễu, để phân biệt 2 giao dịch giống nhau và tạo ra hai giá trị Hash khác nhau.

ethereum-la-gi-tong-hop-thong-tin-ve-ethereum

Mỗi giao dịch trên Ethereum bạn đều phải trả phí cho thợ đào, vì thợ đào sẽ là những người thực hiện tính toán cho bạn và chứng thực giao dịch thông qua việc đào khối. Thợ đào sẽ gom các giao dịch lại và thực hiện tính toán cho mỗi giao dịch, sau đó thợ đào sẽ “đào” khối để gắn vào chuỗi của mạng. Khối hợp lệ khi đã được gắn vào chuỗi sẽ nằm mãi mãi và không thể nào thay đổi được.

Phí mạng lưới Ethereum

Có hai giá trị dùng để tính Transaction Fee (phí giao dịch) trên Ethereum:

  • Gas limit: là giới hạn trên cho số lượng phép tính trong một Transaction, đặt Gas Limit để các Miner không thể dùng quá số lượng ấy. Mỗi phép tính sẽ có cách tính Gas khác nhau được định nghĩa bởi cộng đồng ở đây
  • Gas price: lượng ETH bạn phải trả cho mỗi Gas. Trả nhiều thì Transaction của bạn được Confirm nhanh và ngược lại.

Có nên đầu tư Ethereum?

Từ cuối năm 2017 cho đến nay, đồng Ethereum đã có sự phát triển vượt bậc, rất nhiều người đầu tư vào đồng Coin này mà trở nên giàu có. Giá Ethereum có sự tăng trưởng rõ rệt lên gấp 40 lần thời điểm trước đó. Theo nhận định của các chuyên gia, trong tương lai, giá của 2 đồng Bitcoin cũng như Ethereum sẽ vẫn còn tăng và thậm chí tăng rất nhiều lần. Vì vậy, việc đầu tư vào đồng Ethereum sẽ rất có lợi.

2 cách phổ biến nhất để có được Ethereum:

  • Mua máy đào Ethereum.
  • Mua Ethereum và cất vào ví trữ lạnh.

Đào Ethereum

Ethereum cũng sử dụng công nghệ Proof of Work nên nó có thể đào được giống như Bitcoin. Tuy nhiên, điểm khác biệt là Bitcoin có thể đào được bằng máy chuyên dụng như ASIC còn Ethereum thì không. Ethereum chỉ đào được bằng Card đồ họa có cấu hình khủng thôi vì việc đào ETH cần sử dụng đến bộ nhớ.

Việc đầu tư vào dàn đào ETH vào thời điểm này sẽ khá là rủi ro khi Ethereum có thể chuyển từ Proof of Work sang Proof of Stake hay còn được gọi là coin POS.

Mua Ethereum

Là đồng coin Top 2 trong nhiều năm liền, Ethereum được đánh giá là đồng tiền mã hóa an toàn chỉ sau Bitcoin nên bạn có thể yên tâm mua 1 ít và trữ nó như một khoản tiền tiết kiệm. Cách này có vẻ là cách nhanh nhất để có được Ethereum. Bạn chỉ cần lên sàn giao dịch và bắt đầu mua bán Ethererum thôi. 

ethereum-la-gi-tong-hop-thong-tin-ve-ethereum

Tạo ví lưu trữ Ethereum ở đâu?

Tùy theo nhu cầu của bạn để chọn ví trữ phù hợp và đảm bảo độ an toàn cao nhất. Nếu bạn muốn lưu trữ lâu dài như một khoản tiết kiệm, không thường xuyên di chuyển Coin, tốt nhất là dùng các loại ví phần cứng như Ledger Nano S, Ledger Nano X hay Trezor. Đây là dạng ví với mức độ an toàn và bảo mật rất cao, tách biệt hoàn toàn với Internet và bọn tin tặc không thể Hack được.

Nếu là nhà đầu cơ, Trade lướt sóng thì nên chọn các ví trữ nóng, đó là dang ví Online trên Web, chằng hạn như ví Blockchain, ví Trust Wallet, MyEtherWallet… hoặc các loại ví trên sàn như Binance, Huobi, Bittrex… để tiện cho việc di chuyển đồng Ether thường xuyên.

Tổng kết

Mặc dù đã có những khuyết điểm và sự phát triển chậm trễ so với các đối thủ ở sau, tuy nhiên Ethereum vẫn xứng đáng là đồng Coin mạnh chỉ sau Bitcoin. Hy vọng những kiến thức trên đây về đồng Ethereum sẽ giúp bạn củng cố cho bản thân những nền tảng cơ bản trước khi tham gia đầu tư vào lĩnh vực tài chính tiền điện tử . 

# KHÁM PHÁ CÁC HASHTAG HÀNG ĐẦU

Theo dõi và cập nhật tin tức VF-Ventures thông qua các kênh truyền thông:

- Group Zalo Tặng Khoá Học Nhập Môn Tài Chính Trị Giá 2.300.000 VND dành cho người mới

- Youtube VF-Ventures

Đăng ký tài khoản và giao dịch cùng VF-Ventures giúp bạn nhận được nhiều thông tin ưu đãi:

BinanceGate.io | MEXC Global | Huobi | Bitget | Bybit  Kucoin | XT | Remitano

 

5 1 vote
Article Rating
Nhận thông báo qua Email
Nhận thông báo cho
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Hãy để lại bình luận của bạn!x
()
x