Phí giao dịch Blockchain là gì? Cách tính phí giao dịch trên Blockchain

Đã đăng trên Dành Cho Người Mới 878 Views

Phí giao dịch Blockchain là gì?

Khi Blockchain được sử dụng thì phí giao dịch là 1 vấn đề luôn được nhắc đến.

Phí giao dịch là chi phí mà mỗi giao dịch phải trả cho 1 lần giao dịch. thông thường phí được thu bằng Native Token của dự án. Phí giao dịch có thể là cao hoặc thấp, tùy thuộc vào hoạt động của mạng. Các tác nhân thị trường cũng có thể ảnh hưởng đến phí giao dịch mà bạn phải trả. Mặc dù phí cao có thể cản trở việc phổ biến Blockchain rộng rãi, nhưng phí rất thấp có thể gây ra những lo ngại về an toàn và bảo mật.

Tại sao Blockchain phải có phí giao dịch?

Đầu tiên, phí làm giảm lượng giao dịch Spam trên các mạng Blockchain, vì nó làm cho các cuộc tấn công Spam quy mô lớn trở nên rất tốn kém để thực hiện.

Thứ hai, phí giao dịch quan trọng vì nó có thể xem là động lực chính giúp người dùng trở thành người xác thực giao dịch, vì phí giao dịch là một phần của phần thưởng cho việc hỗ trợ mạng Blockchain hoạt động.

Cách tính phí giao dịch trên Blockchain.

Chúng ta sẽ tìm hiểu về cách tính phí giao dịch Blockchain trên 3 mạng lớn hiện nay:

Phí giao dịch Bitcoin

Là mạng Blockchain đầu tiên trên thế giới, Bitcoin vô tình tạo ra tiêu chuẩn về mức phí giao dịch cho nhiều loại tiền mã hóa khác. Trên Bitcoin blockchain, các thợ đào nhận được phí giao dịch qua quá trình xác thực giao dịch để tạo ra một khối mới. Tập hợp các giao dịch chưa được xác nhận được gọi là Mempool (viết tắt của Memory Pool). Các thợ đào sẽ ưu tiên các giao dịch gửi BTC nếu người dùng trả phí hợp lý. Phí giao dịch Bitcoin không phụ thuộc vào số tiền được gửi mà phụ thuộc vào kích thước giao dịch (tính bằng byte).

phi-giao-dich-blockchain-va-cach-tinh-phi-giao-dich

Phí giao dịch Ethereum

Tổng phí Gas có thể hiểu là các khoản thanh toán để đổi lấy năng lượng điện toán cần thiết, cộng với tiền phí để xử lý các giao dịch nhanh hơn. Trong khi lượng Gas cần thiết cho một giao dịch ít khi thay đổi, thì giá Gas có thể tăng hoặc giảm. Giá Gas này liên quan trực tiếp đến lưu lượng mạng. Nếu bạn trả giá Gas cao hơn, các Miner có thể sẽ ưu tiên cho giao dịch của bạn.

bạn cần ETH trong ví để trả phí giao dịch, nếu bạn gửi các Token đi mà không có ETH trong tài khoản, thì mạng sẽ thông báo rằng bạn không có đủ phí giao dịch cần thiết.Vì vậy, hãy đảm bảo bạn đang giữ một số ETH trong ví để thanh toán phí giao dịch. Khi Ethereum tiến tới áp dụng thuật toán bằng chứng cổ phần (Proof of Stake), người dùng có thể kỳ vọng phí Gas sẽ giảm. Thực tế, lượng Gas cần thiết để xác nhận giao dịch sẽ thấp hơn vì mạng được cải tiến sẽ chỉ cần một phần nhỏ sức mạnh điện toán để xác thực giao dịch so với trước đây. Tuy nhiên, lưu lượng mạng vẫn có thể ảnh hưởng đến phí giao dịch và trình xác thực vẫn sẽ ưu tiên các giao dịch trả phí cao hơn.

phi-giao-dich-blockchain-va-cach-tinh-phi-giao-dich

Phí giao dịch Binance Smart Chain (BSC)

Binance Smart Chain (BSC) là một Blockchain được xây dựng bởi Binance. Binance Smart Chain cho phép tạo ra các hợp đồng thông minh với nhiều tùy chỉnh hơn. Cơ cấu chi phí cho BSC không cố định giống như Binance Chain. Thực tế, hệ thống Gas được sử dụng (tương tự như Ethereum). Trong đó, phí giao dịch được tính bằng sức mạnh điện toán cần thiết để thực hiện các giao dịch hoặc thực hiện hợp đồng thông minh.

Mạng BSC sử dụng cơ chế đồng thuận bằng chứng cổ phần Ủy Quyền (Proof of Staked Authority). Người dùng của mạng cần có sẵn BNB sử dụng và xấc thực giao dịch đó. Như đã đề cập, cơ cấu chi phí BSC rất giống với cơ cấu chi phí trên Ethereum. Người dùng có thể đặt giá Gas cao để có giao dịch của họ được ưu tiên khi thêm vào Block.

phi-giao-dich-blockchain-va-cach-tinh-phi-giao-dich

Tổng kết

Phí giao dịch là một phần không thể thiếu trong giao dịch tiền mã hóa. Chúng là một phần trong phần thưởng cho những người dùng đang giúp mạng duy trì hoạt động. Phí cũng cung cấp một lớp bảo vệ chống lại các hành vi có hại và Spam giao dịch.

Vì lượng truy cập mà một số mạng có mức phí khá cao. Tuy nhiên, đây là một trong những đặc thù của mạng phi tập trung khiến các Blockchain khó mở rộng quy mô. Đúng là một số mạng có khả năng mở rộng với thông lượng giao dịch cao hơn, nhưng điều đó thường đi kèm với đánh đổi về bảo mật hoặc phân quyền.

Tuy nhiên, về lâu dài, một số nhà nghiên cứu và nhà phát triển vẫn đang làm việc để tiếp tục cải tiến tiền mã hóa. Mục tiêu của những người này là giúp cho tiền mã hóa dễ hòa nhập hơn vào một thế giới đang phát triển.

# KHÁM PHÁ CÁC HASHTAG HÀNG ĐẦU

Theo dõi và cập nhật tin tức VF-Ventures thông qua các kênh truyền thông:

- Group Zalo Tặng Khoá Học Nhập Môn Tài Chính Trị Giá 2.300.000 VND dành cho người mới

- Youtube VF-Ventures

Đăng ký tài khoản và giao dịch cùng VF-Ventures giúp bạn nhận được nhiều thông tin ưu đãi:

BinanceGate.io | MEXC Global | Huobi | Bitget | Bybit  Kucoin | XT | Remitano

 

0 0 votes
Article Rating
Nhận thông báo qua Email
Nhận thông báo cho
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Hãy để lại bình luận của bạn!x
()
x