Ví sàn là gì?

Đã đăng trên Dành Cho Người Mới 922 Views

Tổng quan về ví tiền điện tử

Ví điện tử là một công cụ không thể thiếu khi bạn tham gia thị trường tiền điện tử. Chúng là một trong những thành phần cơ bản của cơ sở hạ tầng để gửi và nhận tiền thông qua các mạng Blockchain. Chọn được một ví tiền điện tử phù hợp sẽ giúp bạn tránh được nhiều trường hợp rủi ro có thể xảy ra như: Máy tính bị Hack, bị Keylog, bị Trojan,.. và kết quả là một ngày đẹp trời chúng ta mở ví ra và thấy mất tất cả, không còn gì nữa. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta cùng VF-Ventures sẽ tìm hiểu tổng quan về ví tiền điện tử và sau đó đi tìm hiểu chi tiết ví sàn.

Ví sàn là gì?

Ví tiền điện tử là gì?

Ví tiền điện tử là một thiết bị, phương tiện vật lý, chương trình hoặc một dịch vụ lưu trữ các khóa công cộng và khóa riêng tư và có thể được sử dụng để giúp lưu trữ, gửi, nhận và theo dõi số dư các đồng tiền điện tử như Coin/Token bên trong đó.

Một ví tiền điện tử, có thể so sánh với tài khoản ngân hàng, chứa một cặp khóa mật mã công khai và riêng tư. Khóa công khai cho phép các ví khác thực hiện gửi tiền đến địa chỉ của ví, trong khi đó khóa riêng tư cho phép chi tiêu tiền điện tử từ địa chỉ đó.

Phân loại

Theo mức độ kiểm soát tài sản, ví tiền điện tử chia thành Ví tập trung và Ví phi tập trung
Ví tập trung: Là ví ở trên sàn giao dịch tiền điện tử tập trung như Binance, Kucoin, Gate.io… khi tạo tài khoản trên sàn thì sàn đã tạo ví cho tất cả Coin/Token có niêm yết trên sàn cùng với tài khoản đó. Tài sản trong ví bị sàn kiểm soát.

Ví phi tập trung: Là ví mà người dùng hoàn toàn kiểm soát tài sản của mình bằng chương trình phần mềm hoặc thiết bị phần cứng thông qua việc nắm quyền quản lý Privite key, Passphrase của ví.
Theo cơ chế hoạt động, ví tiền điện tử chia thành ví nóng (ví Online) và ví lạnh (ví Offline hay ví cứng).
Sự khác biệt cơ bản nhất giữa ví nóng và ví lạnh đó là ví nóng được kết nối với internet, trong khi ví lạnh thì không.

Ví tiền điện tử hoạt động như thế nào?

Sau khi tạo ví Crypto thành công, chúng ta sẽ nhận được một Public Key (địa chỉ ví) Passphrase và Private Key, hoặc chỉ có Passphrase tuỳ theo từng cơ chế ví Blockchain khác nhau.

Không như mọi người thường nghĩ, ví tiền điện tử không thực sự lưu trữ tài sản kỹ thuật số. Thực tế, nó là một ứng dụng cung cấp các công cụ cần thiết để tương tác với một Blockchain. Nói cách khác, các ví này có thể tạo ra thông tin cần thiết để gửi và nhận tiền điện tử thông qua các giao dịch trên Blockchain.

Địa chỉ ví hay còn gọi là Public Key là chuỗi ngẫu nhiên các ký tự gồm chữ và số, được coi như địa chỉ định danh của người dùng trên mạng lưới Blockchain. Địa chỉ ví cũng giống như số tài khoản ngân hàng, khi ai đó gửi tiền điện tử vào ví của chúng ta, họ sẽ gửi vào địa chỉ ví này.

Private Key (hay còn gọi là khoá riêng tư) cũng là chuỗi ngẫu nhiên các ký tự gồm số và chữ để kết nối với ví. Passphrase cũng có chức năng cũng vậy, nó là một chuỗi kí tự thường gồm 12 – 24 chữ được dùng để điện tử thông tin cũng để kết nối với ví. Tùy thuộc vào cơ chế giải mã ở các ví khác nhau, Passphrase sẽ cho địa chỉ ví khác nhau. Passphrase giống như một chìa khóa nhà, còn Private key chính là chìa khóa của từng phòng trong nhà. Một Passphrase sẽ chứa nhiều Private Key bên trong.

Nếu như Địa chỉ ví được ví là số tài khoản ngân hàng, thì Private Key (hoặc Passphrase) sẽ được xem là mật khẩu để anh em đăng nhập vào ví. Điểm khác biệt ở đây chính là mật khẩu ngân hàng có thể thay đổi được, còn Private Key hay Passphrase thì không.

Ví sàn

Ví sàn là gì?

Ví sàn là một ví tập trung và là một dạng ví nóng do sàn quản lý trên cơ sở hạ tầng và máy chủ của họ. Ví này giống như tài khoản giao dịch Internet Banking của chúng ta. Loại ví này rất phổ biến và tiện lợi, phù hợp với các nhà giao dịch thường xuyên để kiếm lợi nhuận. Ví sàn khi sử dụng cần phải kết nối Internet và được tạo miễn phí khi tạo tài khoản trên sàn.

Ưu nhược điểm của Ví sàn

Ưu điểm:

Miễn phí, không mất tiền để mua ví, chỉ cần tạo đăng ký, tài khoản trên sàn.
Có thể truy cập và thực hiện các giao dịch bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, miễn là có kết nối Internet.
Cách thức sử dụng ví đơn giản, dễ dàng, đang hỗ trợ cho nhiều Chain, nhiều Coin hơn. Nhất là các Coin mới lên sàn chưa phổ biến, thường có ít ví khác hỗ trợ.

Nhược điểm:

Mức độ bảo mật không cao bằng ví phi tập trung. Do ví nóng luôn được kết nối Internet, nên dễ bị tin tặc tấn công, đánh cắp tài sản
Tài sản của bạn sẽ bị sàn kiểm soát 100%.
Rủi ro từ bên thứ 3 (sàn) nếu có vấn đề xảy ra.

Một số loại ví chính ở trên sàn Binnance

Ví P2P

Ví P2P hay còn gọi là Ví Fiat. Đây là ví trên sàn dùng để dự trữ các đồng Coin của bạn cho mục đích mua bán với người khác hoặc tích trữ. Ở sàn Binnance, chúng ta có thể nạp rút trực tiếp các đồng Coin từ VNĐ thông qua thẻ Visa/Master card và ngược lại.
Các số dư trên ví P2P không thể dùng để giao dịch (Trade) các cặp tiền trên sàn.

Ví Spot

Đây là ví trên sàn được dùng để dự trữ Coin của bạn hoặc chuyển các đồng Coin từ sàn khác về các ví khác đang dùng hoặc ngược lại,
Ngoài ra, tiền trong ví Spot bạn có thể dùng để trade (giao dịch) các cặp tiền tệ trên sàn. Kiếm tiền từ sự tăng giảm giá ngắn hạn của các cặp Crypto. Tiền trên Ví Spot không thể rút trực tiếp VNĐ về ngân hàng.

 Ví Future

Giao dịch Futures là một nền tảng giao dịch phát hành hợp đồng tương lai của sàn. Với nền tảng này cho phép bạn đặt lệnh theo suy đoán về giá của 1 đồng tiền Coin có thể xảy ra. Mà chúng ta không cần phải sở hữu đồng tiền điện tử đó, ở trong một khoảng thời gian nhất định.
Lấy một ví dụ, trong thời hạn hợp đồng là 1 tuần, nếu chúng ta cho rằng là giá của đồng Bitcoin sẽ tăng và bạn đặt lệnh mua (Buy/Long). Sau khi hết thời hạn hợp đồng, nếu giá đồng Coin đó tăng thì chúng ta sẽ nhận được khoảng chênh lệch đó. Còn nếu như giá giảm chúng ta sẽ bị trừ một khoản tương đương trong tài khoản của chúng ta.
Ví Futures là ví trên Binance được dùng để lưu trữ tiền nhận từ ví Binance thông thường, sau đó chúng ta có thể dùng số tiền này để chi trả những phí cho hợp đồng tương lai của sàn Binance

Ví Margin

Margin là mức ký quỹ, là một công cụ quan trọng liên quan đến đòn bẩy khi giao dịch Forex, chỉ số, tiền điện tử. Hiểu đơn giản là, khi bạn muốn đặt lệnh giao dịch và muốn dùng đòn bẩy, nhà môi giới sẽ cho phép bạn “đặt cọc” một khoản tiền vào tài khoản.
Số tiền đặt cọc này được gọi là Margin. Margin còn được gọi là tiền ký quỹ, tài khoản ký quỹ, tiền thế chấp.
Margin được thể hiện theo tỷ lệ phần trăm. Tùy vào sàn giao dịch và từng loại sản phẩm, số tiền ký quỹ thông thường khoảng 0.25%, 0.5%, 1.%, 2%.
Trên sàn Binnnace, ví Margin là ví được dùng để lưu trữ tiền nhận từ ví Binance thông thường, sau đó chúng ta sẽ có thể sử dụng tiền này như là tài sản thế chấp để mượn tiền nhằm thực hiện các giao dịch ký quỹ.

Khi nào nên sử dụng Ví sàn

Những ai thường xuyên tạo các lệnh mua/bán tiền điện tử trên sàn. Việc sử dụng ví sàn sẽ giúp chúng ta thao tác nhanh, kết nối dễ dàng, thuận tiện cho việc giao dịch.
Nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường vì việc sử dụng nó không quá phức tạp. Điều này giúp hạn chế được những rủi ro xảy ra trong thời gian đầu khi chưa có nhiều kinh nghiệm.
Hiện nay, một số ví sàn được nâng cấp bảo mật rất tốt. Như sàn Binance hiện nay áp dụng tối đa 4 lớp bảo mật bao gồm: Xác minh qua SMS, Email, google authenticator… Thông thường, bạn phải có ít nhất 2 lớp bảo mật để thực hiện giao dịch chuyển coin ra khỏi ví. Do đó, ví Binance được đánh giá là khá an toàn trên thị trường tiền điện tử hiện nay. Hiện nay, chưa có trường hợp nào Hacker xâm nhập được vào ví Binance.

Lưu ý khi sử dụng Ví sàn

Ví sàn là loại ví có độ an toàn và bảo mật không cao. Tất cả các ví đều lưu trữ mã và khóa bảo mật của chúng ta trong các máy chủ trực tuyến của sàn, rất dễ bị tấn công bởi tin tặc, các nỗ lực lừa đảo và các hành động mục đích xấu. Chắc chắn, hầu hết các trang Web và công ty cung cấp ví nóng có cấu hình cao đều có các biện pháp bảo mật quan trọng, nhưng tất cả những gì cần làm là sơ hở nhỏ nhất khiến khoản tiết kiệm của bạn biến mất vĩnh viễn.

Với ví lạnh, chúng ta chỉ cần mua & sử dụng, còn với ví sàn, bạn thường phải xác minh danh tính tài khoản bằng CMND hoặc Passport, nếu không nó sẽ giới hạn số lượng tiền bạn có thể giao dịch hàng ngày.
Nên lời khuyên là nếu số tiền bạn bỏ ra để đầu tư tiền điện tử lớn hơn giá ví lạnh, thì bạn nên mua ngay ví lạnh để đảm bảo tiền của bạn luôn an toàn tuyệt đối. Sau khi so sánh ưu và nhược điểm giữa 2 loại ví thì ví lạnh sẽ là lựa chọn hoàn hảo nhất để bảo vệ tài sản tiền điện tử của bạn.

Kết luận

Ví tiền điện tử là một phần không thể thiếu trong hành trình đầu tư tiền điện tử của chúng ta. Chúng là một công cụ giúp gửi và nhận tiền điện tử thông qua các mạng Blockchain. Mỗi loại ví đều có các ưu điểm và nhược điểm riêng. Đó là lý do trước khi bạn quyết định lưu trữ Coin của mình vào Ví trữ nóng (trong đó có ví sàn) hay ví lạnh đều cần suy nghĩ kĩ càng xem loại nào phù hợp với phong cách đầu tư của mình. Tuy nhiên, chỉ nên để một số tiền điện tử trên ví sàn để giao dịch nhanh, số còn lại chúng ta nên lưu giữ trong ví lạnh để đảm bảo an toàn nhất có thể.

Và đừng quên Follow & tham gia vào vào các kênh truyền thông của VF-Ventures để có thể tham gia để nhận được nhiều giá trị.

Theo dõi và cập nhật tin tức VF-Ventures thông qua các kênh truyền thông:

- Group Zalo Tặng Khoá Học Nhập Môn Tài Chính Trị Giá 2.300.000 VND dành cho người mới

- Youtube VF-Ventures

Đăng ký tài khoản và giao dịch cùng VF-Ventures giúp bạn nhận được nhiều thông tin ưu đãi:

BinanceGate.io | MEXC Global | Huobi | Bitget | Bybit  Kucoin | XT | Remitano

 

0 0 votes
Article Rating
Nhận thông báo qua Email
Nhận thông báo cho
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Hãy để lại bình luận của bạn!x
()
x