Tether (USDT) là gì?

Đã đăng trên Dành Cho Người Mới 749 Views

Khi thực hiện giao dịch trên các sàn tiền điện tử, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp đồng tiền điện tử USDT. Vậy USDT là gì? USDT ra đời nhằm mục đích gì? 

USDT là gì?

Tether coin hay USDT là một dạng tiền điện tử được phát hành dựa trên công nghệ Blockchain thông qua giao thức Omni. Mỗi một đơn vị USDT tương đương với 1 Đô La Mỹ do cục dự trữ Tether Operation Limited phát hành năm 2014 và có thể mua bán giao dịch thông qua nền tảng số Tether.

USDT được thiết kế với mục đích tăng thanh khoản và giảm thiểu tối đa sự biến động về giá. Bởi vậy nó trở thành một phương tiện lưu trữ an toàn và trao đổi ổn định thay vì một hình thức đầu tư mang tính đầu cơ.

tether-usdt-la-gi

Kể từ khi ra mắt, USDT là đồng Stablecoin phổ biến nhất trên thị trường Cryptocurrency với mức vốn hoá lên tới hơn 60 tỷ USD. Mặc dù đã xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường Stablecoin như USDC, BUSD, DAI,… nhưng USDT vẫn là đồng Stablecoin chiếm thị phần lớn nhất (lên tới hơn 60%), bỏ xa vị trí số 2 là USDC với chỉ khoảng 20%.

tether-usdt-la-gi

Người sáng lập Tether là ai?

Tether (USDT) ban đầu được ra mắt vào ngày 6 tháng 10 năm 2014 với tên gọi Realcoin bởi Brock Pierce, Reeve Collins và Craig Sellars (một thành viên của Omni Foundation). Điều này cho phép họ xây dựng Tether trên Giao thức Omni cho phép người dùng tạo và giao dịch các tài sản và tiền tệ dựa trên hợp đồng thông minh trên blockchain của Bitcoin. Vào ngày 20 tháng 11 năm 2014, Giám đốc điều hành Tether Reeve Collins đã thông báo rằng tên mã thông báo của họ, Realcoin, sẽ được đổi thành Tether (USDT).

Vai trò của USDT là cung cấp tính thanh khoản và phòng ngừa rủi ro chống lại sự biến động của thị trường, vì giá USDT không tăng giá hoặc giảm giá theo lý thuyết. Giá trị của Tether (USDT) hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn dự trữ của Tether. Miễn là Tether được hỗ trợ 1:1 Tether sẽ có giá trị bằng 1 Đô la Mỹ.

Mục đích của đồng USDT là gì?

USDT được dùng để lưu trữ, giao dịch và trao đổi thành các đồng Coin khác trong thị trường.

Nhờ áp dụng công nghệ Blockchain, USDT sở hữu mọi ưu điểm nhằm mục đích khắc phục hạn chế trong vấn đề về thanh toán của các loại tiền tệ hiện nay. Nó giúp việc chuyển tiền tệ giữa các quốc gia trở nên dễ dàng hơn, tiết kiệm chi phí cũng như đảm bảo tính bảo mật người dùng.

Ngoài ra, khi Bitcoin và các đồng Altcoin khác đều bị ảnh hưởng và biến động mạnh, thì USDT chính là một hầm trú ẩn an toàn để đảm bảo cho tài sản của người dùng không bị tổn thất nhiều nhờ vào đặc tính ổn định của mình mà trong thời kỳ khủng hoảng của thị trường.

Cách thức hoạt động của USDT

Đồng USDT hoạt động đơn giản như sau:

  • Bước 1: Dùng tiền mặt để mua đồng USDT.
  • Bước 2: Lúc này Tether sẽ sản sinh ra 1 Token tương tự. Đồng USDT bạn mua được định giá tương đương với giá trị 1 USD bạn nạp.
  • Bước 3: Bạn có thể giao dịch thoải mái, mua, bán trao đổi tuỳ ý.
  • Bước 4: Bạn không thích giao dịch nữa nên bạn sẽ bán đồng USDT của mình cho Tether để rút tiền thật, hoặc rao bán cho một sàn hoặc một người nào đó.
  • Bước 5: Nếu bạn muốn bán lại cho Tether thì Tether sẽ trả tiền lại cho bạn và hủy vĩnh viễn Token đó.

Tether (USDT) được bảo mật như thế nào?

Hiện tại, mã thông báo USDT có thể được phát hành trên một số mạng tiền điện tử: Bitcoin, Ethereum, EOS, Tron, Algorand và OMG Network. Vì các hợp đồng thông minh và mã thông báo được lưu trữ trên các mạng blockchain này, bảo mật cơ sở cũng được xử lý bởi những người giữ cho các mạng này an toàn bằng Proof-of-Work hoặc Proof-of-Stake.

Các nền tảng này tiến hành kiểm tra thường xuyên để đảm bảo rằng mã được cập nhật, an toàn và tuân thủ khuôn khổ hiện tại và Tether cũng đảm bảo rằng USDT vẫn tuân thủ với từng mạng.

Các ưu điểm của đồng Tether (USDT)

Giá cả ổn định

USDT là đồng tiền có độ biến động thấp nên nó được dùng như một đồng tiền trung gian để mua bán các loại tiền điện tử khác. Vì tiền điện tử là những đồng tiền dễ biến động, khi một đồng tiền có xu hướng giảm giá, bạn có thể chuyển sang USDT để giảm thiểu rủi ro, và khi có xu hướng tăng giá, bạn có thể dễ dàng mua đồng tiền đó bằng USDT mà không phải mất thời gian nạp tiền và chờ đợi xử lý.

Giảm thiểu thời gian giao dịch

Thị trường Crypto là thị trường biến đổi rất nhanh nên muốn có lợi nhuận cần phải chớp lấy thời cơ gần như ngay lập tức. Việc gửi rút tiền bằng USD từ các ngân hàng hay một bên trung gian tài chính thứ ba với các sàn giao dịch thường rất lâu, thời gian xử lý thường phải mất 1 đến 4 ngày. Nên việc nắm giữ USDT rất có lợi vì giao dịch được thực hiện một cách nhanh chóng chỉ trong vài phút.

Vì là một loại đồng điện tử (Cryotocurrency) nên đồng USDT có thể được giao dịch trên các sàn giao dịch lớn như Binance – một trong những sàn tập trung lớn nhất thế giới

Phí giao dịch thấp

Khi chuyển tiền bằng tiền pháp định (Fiat), bạn phải chịu mức phí giao dịch rất tốn kém, có thể mất 20-30$ cho mỗi lần giao dịch. Trong trường hợp nếu sử dụng một loại tiền tệ khác với tiền tệ được hỗ trợ bởi sàn giao dịch thì phải thêm mức phí chuyển đổi ngoại tệ. Trong khi đó phí giao dịch giữa các ví Tether bằng 0 khi bạn chuyển USDT

Các nhược điểm của đồng Tether

Bên cạnh các ưu điểm kể trên thì Tether cũng tồn tại một số nhược điểm như sau:

  • Mặc dù bạn có thể gửi hoặc rút USDT ẩn danh. Tuy nhiên, khi bạn muốn mua hoặc bán USDT sang tiền tệ Fiat, bạn sẽ cần phải xác thực danh tính bằng cách cung cấp các giấy tờ xác minh thông tin tài khoản của bạn thì việc rút tiền mới có thể thực hiện.
  • Tỷ giá USDT vẫn có thể thay đổi theo thời gian. Mặc dù hiếm khi biến động giá tăng nhiều hơn 2-3%, tuy nhiên nó không thể gọi là hoàn toàn không có biến động giá.
  • Không có điều khoản khai thác công khai của Tether, công ty phát hành vẫn là người nắm giữ duy nhất quyền này. Lý do đằng sau nó vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng nhưng có thể hiểu rằng việc duy trì giá trị cố định so với USD là không dễ dàng trừ khi nó được kiểm soát bởi công ty.

USDT có phải là một Altcoin?

Nhóm điều hành đồng tiền Tether đã khẳng định rằng USDT không phải là một Altcoin hay đối thủ cạnh tranh trực tiếp của đồng tiền ảo Bitcoin mà đây chỉ là một công nghệ thanh toán giúp bổ sung, hỗ trợ cho đồng Bitcoin mà thôi.

Nói một cách đơn giản thì USDT cho phép người dùng bị hấp dẫn bởi Blockchain nhưng sự biến động lại trở thành một lối vào của thị trường.

Có nên đầu tư USDT hay không?

Như đã nói ở trên, USDT là một đồng tiền điện tử được niêm yết theo giá trị của đồng USD, nghĩa là 1 USDT ~ 1 USD.

Do đó đồng tiền này ít có sự biến động lớn và rủi ro cũng thấp hơn so với các loại tiền ảo khác.

Chính vì thế, bạn có thể coi USDT là một dạng hàng hóa trú ẩn an toàn và như một loại tiền tệ để thanh toán, giao dịch với các đồng tiền điện tử khác.

Phân loại USDT trên các Blockchain

Sau nhiều năm hình thành và phát triển, Tether đã phát hành các phiên bản USDT trên nhiều nền tảng khác nhau bao gồm Tron, Ethereum, EOS, Liquid, Alrogand, Solana,… Trong đó, 2 nền tảng được chú ý nhiều nhất là Tron và Ethereum.

USDT trên Ethereum

Vào tháng 09/2017, Tether đã quyết định phát hành USDT trên nền tảng của Ethereum theo tiêu chuẩn ERC20. Giá trị của USDT trên nền tảng của Ethereum hiện tại đạt hơn 2 tỷ đô.

USDT trên Tron

Sau khi phát hành USDT trên Ethereum, Tether đã phát hành thêm USDT theo tiêu chuẩn TRC-20 của Tron vào ngày 16/04/2019.

USDT trên nền tảng khác

Các phiên bản USDT khác:

  • USDT – Omni: Phiên bản USDT đầu tiên, được phát hành vào ngày 06/10/2014 trên lớp Layer Omni của Bitcoin Blockchain.
  • USDT – EOS: Được phát hành vào ngày 31/05/2019 trên nền tảng EOS.
  • USDT – Liquid: Được phát hành vào ngày 29/07/2019 trên nền tảng Liquid.
  • USDT – Solana: Được phát hành vào ngày 09/12/2020 trên nền tảng Solana.
  • USDT – Alrogand: Được phát hành vào ngày 10/02/2020 trên nền tảng Alrogand.

Cách phân biệt địa chỉ ví USDT trên từng Blockchain

USDT được triển khai trên rất nhiều Blockchain khác nhau, hơn nữa nơi để kiểm tra giao dịch USDT sẽ khác nhau trên mỗi Blockchain khác nhau. Bởi vậy bạn cần phải biết cách phân biệt Address trên từng Chain để tránh việc thất lạc.

Khi thực hiện chuyển USDT từ sàn giao dịch đến các ví. Non-Custodial, hoặc giữa các ví Non-custodial với nhau thì có một số điểm bạn cần lưu ý:

  • Địa chỉ gửi và nhận cần phải cùng Blockchain.
  • Đặc biệt chú ý tới thao tác nạp rút trên các sàn giao dịch cần chú ý tới Blockchain đang dùng để gửi/nhận Token.
  • Khi thực hiện chuyển tiền cần chú ý kiểm tra lại địa chỉ nạp rút có chính xác không.

Dấu hiệu phân biệt địa chỉ ví của một số Blockchain hỗ trợ USDT phổ biến:

tether-usdt-la-gi
Cách phân biệt địa chỉ ví USDT OMNI, ERC20, TRC20.

Chú ý: Các mạng lưới như BSC, Matic (Polygon), Heco, Fantom, Avalanche C-chain,… sử dụng máy ảo Ethereum nên sẽ có địa chỉ ví giống với ERC-20.

Tổng kết

Qua bài viết trên hi vọng có thể giúp các bạn hiểu hết về USDT là gì? Tether vẫn là một trong những Stablecoin phổ biến nhất trên thị trường, đồng thời cung cấp tính thanh khoản cho các giao dịch trị giá hàng triệu đô la mỗi ngày. USDT luôn mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng, bất chấp mọi tranh cãi, Tether đóng vai trò là nơi trú ẩn an toàn cho người dùng trong một thị trường biến động mạnh và tiếp tục được sử dụng bởi hàng triệu người dùng muốn tài chính phi tập trung giữa các khu vực, quốc gia và thậm chí cả lục địa.

# KHÁM PHÁ CÁC HASHTAG HÀNG ĐẦU

Theo dõi và cập nhật tin tức VF-Ventures thông qua các kênh truyền thông:

- Group Zalo Tặng Khoá Học Nhập Môn Tài Chính Trị Giá 2.300.000 VND dành cho người mới

- Youtube VF-Ventures

Đăng ký tài khoản và giao dịch cùng VF-Ventures giúp bạn nhận được nhiều thông tin ưu đãi:

BinanceGate.io | MEXC Global | Huobi | Bitget | Bybit  Kucoin | XT | Remitano

 

0 0 votes
Article Rating
Nhận thông báo qua Email
Nhận thông báo cho
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Hãy để lại bình luận của bạn!x
()
x