MỤC LỤC BÀI VIẾT
Sự khác nhau cơ bản giữa On-Chain và Off-Chain
Off-Chain là tất các giao dịch thực hiện bên ngoài Blockchain.
On-Chain là toàn bộ những dữ liệu giao dịch được ghi lại trên Blockchain, các dữ liệu này không ai có thể chỉnh sữa vì tính minh bạch của Blockchain nên On-Chain là nguồn dữ liệu đáng tin cậy. Bao gồm các dữ liệu:
- Các tham số về Block (Time, Gas Fee, Miner,…).
- Các thao tác với Smart Contract (Add liquidity, Tham gia quản trị,…).
- Các tham số Giao dịch (Địa chỉ ví, Số lượng chuyển, Token chuyển,…).
On-Chain được xem là dữ liệu đáng tin cậy vì: một câu nói của các KOLs hoặc các tin tức về sàn giao dịch có thể làm ảnh hưởng giá BTC, ETH,…hoặc tin tức tạo ra để hợp thức với giá (vẽ Chart). Nhưng On-Chain thì dữ liệu được lưu và đóng lại tại Block, không ai có thể sữa được dữ liệu, kể cả là người tạo ra Blockchain. Vì thế nên On-Chain đáng tin cậy.
Ý nghĩa của việc phân tích dữ liệu On-Chain
Thông tin chính xác
Điều làm nên sự thành công của Blockchain trong 10 năm qua là sự chính xác đến từ dữ liệu On-Chain của các dựa án, nơi mà những dự liệu hay các thông tin rất khó để có thể thâm nhập và thay đổi. Và những dữ liệu đó sẽ cung cấp cho chúng ta những thông tin chính xác và khách quan nhất đang diễn ra trên thị trường.
Theo dõi các hành vi trên thị trường theo thời gian thực
Dữ liệu On-Chain còn giúp bạn theo dõi được cụ thể những hành vi của các đối tượng trên thị trường. Điều này đặc biệt quan trọng khi theo dõi hoạt động của các Whale – những người sở hữu nhiều nguồn lực về tài chính và thông tin để thao túng thị trường. Việc nắm được đường đi nước bước của các Whale sẽ giúp bạn trở thành “số ít” những người chiến thắng trong thị trường.
Giúp dự phóng và đưa ra các quyết định đầu tư
Dựa vào dữ liệu On-Chain, bạn có thể dự phóng được trước các tình huống và đưa ra được các quyết định đầu tư hợp lý.
Các hoạt động trên mạng lưới thường đi trước thông tin trên các kênh truyền thông. Nên khi cập nhật các thông tin On-Chain thường xuyên còn giúp bạn có khả năng dự phóng trước được các tình huống từ đó có thể đi trước một bước so với cộng đồng.
Ví dụ: Trong một số trường hợp giá giảm nhưng các Top Holders không có động thái bán và tiếp tục thu mua thì có thể là lúc nên xem xét mua vào chứ không phải bán ra theo số đông.
Đối với các nền tảng DeFi thì bạn còn có thể dựa vào dữ liệu On-Chain về sản phẩm để đánh giá hiệu quả hoạt động của dự án và đưa ra các quyết định:
Nếu sản phẩm thu hút được khối lượng giao dịch lớn cũng như có nhiều Users sử dụng thì rất có thể Token của dự án sẽ có tiềm năng tăng giá cao.
Ngoài ra, khi các dữ liệu On-Chain của sản phẩm tốt còn là một cơ hội để bạn có được lợi nhuận nhờ việc tương tác với chính các DApp đó.
Một số lưu ý khi phân tích dữ liệu On-Chain
Đòi hỏi nhiều kiến thức và kinh nghiệm: Đây là một kiểu đánh giá khá chuyên sâu nên đòi hỏi người dùng cần phải có những kiến thức nhất định về nền tảng cũng như góc nhìn đa chiều để đánh giá và dự phóng được chính xác từ các thông tin đã thu thập.
Đối chiếu nhiều nguồn thông tin: Hiện tại trên Internet có rất nhiều công cụ cung cấp dữ liệu On-Chain, sẽ có các công cụ không được chính xác. Do đó, bạn cần so sánh và đối chiếu thông tin từ nhiều nguồn để có được đánh giá chính xác nhất.
Lưu ý đối với các dữ liệu từ Website của dự án: Nhiều khi các con số dự án cung cấp cũng không hoàn toàn chuẩn xác (do nhiều lý do điển hình như để Marketing) nên bạn cũng cần kiểm tra lại con số đó trên trình Explorer của Blockchain nền tảng của DApp đó.
Cập nhật thường xuyên: Do các hành vi trên thị trường là thay đổi liên tục, nên thông tin cũng cần phải được cập nhật thường xuyên để hành động một cách nhanh chóng.
Các công cụ dùng để phân tích On-Chain
Đối với các On-Chain mang tính vĩ mô
Công cụ này mang tới chỉ số các Crypto có vốn hóa lớn và các Stablecoin.
CoinMetrics: Cung cấp dữ liệu có sẵn miễn phí về 37 loại tiền điện tử, bao gồm các chỉ số và các tương quan trên chuỗi. Đây là đơn vị tiên phong trong việc sử dụng và áp dụng số liệu On-Chain.
Look Into Bitcoin: Trực quan hoá cho các chu kỳ thị trường của Bitcoin và các chỉ số trên chuỗi.
Glassnode: Bạn có thể truy cập miễn phí các chỉ số cơ bản về On-Chain. Để có thể có các báo cáo chuyên sâu cũng như công cụ nâng cao thì sẽ cần thanh toán một khoản phí nhỏ.
IntoTheBlock: Cung cấp đa dạng các công cụ phân tích, bao gồm phân tích trên chuỗi cho nhiều loại Crypto, dữ liệu các mã lệnh và phương pháp phân tích cảm tính.
Crypto Quant: Web cung cấp các dữ liệu từ cơ bản như BTC ra vào sàn giao dịch đến các chỉ số On-Chain chuyên sâu.
Defillama: Web thống kê các chỉ số TVL trong Defi của các hệ sinh thái.
Đối với các On-Chain mang tính vi mô
Đây là các công cụ để bạn quan sát ở quy mô nhỏ hơn như các Token trong 1 hệ sinh thái.
Explorer của Blockchain: Đây là nguồn thông tin chính xác nhất. Một số có thể kể đến như Etherscan, Bscscan, Tronscan….
Token Terminal: Một công cụ cung cấp rất nhiều các chỉ số On-Chain liên quan đến dự án, cũng là một nguồn đáng tin cậy khi anh em xác thực Data từ Web dự án.
Nansen: Công cụ tập trung chính vào các dữ liệu On-chain cũa token trên Ethereum.
Dune analytic: Cung cấp các thông tin On-Chain đa dạng, tuy nhiên đây là nền tảng có nhiều công cụ đóng góp từ cộng đồng nên anh em cần xác thực lại thông tin khi sử dụng.
Khảo sát dữ liệu On-Chain Token Ref Finance:
TVL: 113.5 M chiếm 80.5% hệ near tăng 24% trong ngày, tăng 53% trong 7 ngày.
TVL tăng Từ 4.384.142 m (Ngày 1/9/2021) lên 113.5m (6/11/2021).
Có 159 cặp giao dịch, 1217 pool.
Các cặp Farm có Total tăng cao như:
SKYWARD – wNEAR 10.2m tăng 33.9%.
wETH – wNEAR 8.76m tăng 39.2%.
stNEAR – wNEAR 21.79 tăng 15.75%.
REF – wNEAR 28.2m tăng 54.44%.
Nguồn DefiLlama và app.ref.finance.
Kết luận:
Dòng tiền đang đổ về Ref Finance với việc TVL tăng trưởng liên tục, Apy các cặp Farm có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Việc tăng trưởng sẽ cũng cố niềm tin cho bạn đã tin tưởng và đồng hành cùng dự án Ref Finance.
Tổng kết
Việc theo dõi dữ liệu On-Chain hàng tuần sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về xu hướng thị trường. Tuy nhiên bạn phải tham khảo nhiều nguồn để có cách nhìn chính xác nhất, từ đó có quyết định đầu tư cho mình.