Thời gian gần đây, xu hướng phát triển của các nền tảng Gamefi với sự bùng nổ của các Game Play to Earn như Axie Infinity, Elemon…đang thu hút được rất nhiều người chơi và nhà đầu tư. Vậy Play to Earn là gì? Tại sao loại game này lại trở thành xu thế trên thị trường hiện nay?
MỤC LỤC BÀI VIẾT
Play to Earn là gì?
Play to Earn (P2E) là một mô hình kinh doanh mới của thị trường Game, nơi người chơi có thể nhận lại lợi ích tài chính qua việc chơi game và làm tăng giá trị của thị trường của trò chơi này. Mô hình này được phát triển cùng với sự ra đời của hàng loạt các game NFT như CryptoKitties hay Axie Infinitiy.
P2E được đánh giá là đem lại nhiều tiềm năng cho tương lai của ngành Game. Trong quá khứ người chơi phải trả tiền để được sở hữu một trò chơi. Sau này hình thức Free-to-Play ra đời, người chơi có thể tham gia các trò chơi miễn phí, tuy nhiên sẽ phải trả thêm tiền cho các phụ kiện ở trong Game.
Trong quá khứ, thường chỉ có người làm Game và nhà đầu tư hưởng lợi. Với P2E, người chơi ame cũng được nhận lại lợi ích kinh tế khi bỏ thời gian và công sức ra chơi Game. Tuy nhiên, tùy vào tựa Game mà người tham gia cũng phải bỏ một khoản phí trước khi chơi.
Người chơi Play to Earn kiếm tiền như thế nào?
Game NFT có thể hiểu là sự kết hợp của các trò chơi điện tử thông thường và NFT. Khác với game truyền thống, việc mã hóa các sản phẩm trong Game sang dạng NFT giúp biến nó thành các tài sản mã hóa (Digital Assets), thuộc quyền sở hữu độc quyền của người chơi Game chứ không còn của công ty Game nữa. Từ đó, người chơi có quyền trao đổi và mua bán NFT thông qua các sàn giao dịch trong Game. Các vật phẩm được mã hóa cũng sẽ dựa trên các cơ chế khác nhau của trò chơi (sưu tập thẻ bài, nhân giống, mở khóa,…). Ví dụ như: Game CryptoKitties tạo ra những NFT mới nhờ việc nhân giống các NFT mèo khác lại với nhau. Với trò Gods Unchained, hoạt động tương tự như các trò chơi sưu tầm thẻ bài, thì các thẻ bài này sẽ được chuyển sang dạng NFT và trao đổi trên sàn.
Tóm lại là tương tự như cách ta mua bán các tác phẩm NFT, mô hình P2E cho phép những người chơi kiếm tiền kỹ thuật số thông qua việc mua bán trao đổi, có khả năng quy đổi ra tiền thật (Fiat Currency).
Các thuật ngữ liên quan tới Play to earn
- NFT: Non-Fungible-Tokens, mã không thể thay thế, chứa một nội dung số.
- Coin: Tiền mã hóa được xây dựng dựa trên nền tảng Blockchain.
- Token: Tiền mã hóa tuy nhiên lại được xây dựng trên nền tảng Blockchain của một loại tiền mã hóa có sẵn (như ERC-20 được xây dựng dựa trên nền tảng Blockchain của Ethereum)
- Cryptocurrency Wallet: Ví tiền mã hóa, nơi lưu trữ, hoán đổi nhận và gửi tiền mã hóa. Mỗi ví sẽ có một mã chìa khóa khác nhau gọi là Private Key.
- Digital Assets: Tài sản số, tồn tại trên không gian mạng.
Những chướng ngại cần vượt qua khi tham gia Play to Earn
Điều kiện để chơi Game
Tuy kỳ vọng khá cao về Gaming On-Chain nhưng hiện tại vẫn còn có rất nhiều rào cản ở góc độ người chơi.
Lần đầu tiên thử tải Axie, để đủ điều kiện chơi (có 3 Pet) đã mất của mình khoảng hơn $700, mà với $700 này mình chỉ nhận được những con Pet yếu nhất. Thử chơi game CryptoBlades cũng mất của mình khoảng $300/Account, số tiền này là tương đối nếu không phải nói là quá cao với người chơi phổ thông.
Để tiến tới Mainstream và tiếp cận được nhiều người chơi hơn, các Game theo hình thức chơi Game kiếm tiền nên học hỏi từ các mô hình Game truyền thống:
- Bất kỳ ai cũng có thể tham gia.
- Hầu như hoàn toàn miễn phí hoặc chỉ phải tốn một chi phí thấp.
- Việc kiếm tiền có thể tích hợp linh hoạt trong Game.
Tiền tệ trong Game không nên biến động quá cao như các Game hiện tại (tương tự Aavegotchi với Model Bonding Curve (mô hình đường cong) giúp giá GHST ổn định và khó có thể Pump mạnh như Axie hay My Neighbor Alice, ..).
Hạ tầng để chơi game
Axie sử dụng Layer 2 Ronin là minh chứng rõ ràng cho việc phát triển Game trên Ethrereum không phải là một ý tưởng hay.
Để xử lý một lượng lớn giao dịch, và đáp ứng trải nghiệm Game mượt mà và chi phí thấp, Blockchain Ethereum hiện tại là hoàn toàn không đủ. Không một người chơi nào muốn tiêu tốn hàng chục đô và đợi vài phút cho một giao dịch để chơi Game.
GamePlay
Với kinh nghiệm hơn chục năm chơi Game, mình nhận thấy rằng vẫn còn một cách biệt khá lớn giữa On-Chain Game và các Game truyền thống. Chỉ có một vài tựa Game là có hình ảnh nổi bật và Gameplay hấp dẫn người chơi.
Tóm lại, Gameplay sẽ là một thứ cần cải thiện nếu muốn thực sự thu hút người chơi, chứ không chỉ dừng lại ở việc đầu cơ thông thường.