MỤC LỤC BÀI VIẾT
Giới thiệu
Trong phân tích kỹ thuật, bạn không nhất định phải giỏi vận dụng tất cả các chỉ báo kỹ thuật. Nhưng nếu bạn không nắm vững kiến thức về các chỉ báo này bạn sẽ rất dễ vuột mất nhiều cơ hội giảm thiểu rủi ro Trading của mình.
Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn về sóng Elliott và cách thức để giao dịch với bộ sóng này.
Khái niệm
Sóng Elliott là một lý thuyết (hoặc nguyên tắc) sáng tạo bởi Elliott Wave Trading (EWT) và được tạo ra vào những năm 30 bởi Ralph Nelson Elliott – một kế toán viên và tác giả người Mỹ. Tuy nhiên, lý thuyết chỉ nổi tiếng trong thập niên 70, nhờ vào nỗ lực của Robert R. Prechter và A. J. Frost.
Nguyên tắc này dựa trên ý tưởng rằng thị trường tài chính có xu hướng diễn ra theo các mẫu thức cụ thể, bất kể khung thời gian. Elliott Wave không phải là một chỉ báo hay kỹ thuật giao dịch. Thay vào đó, nó là một lý thuyết có thể giúp dự đoán hành vi thị trường.
Tổng thể cấu tạo sóng Elliott
Một chu kỳ sóng Elliott hoàn chỉnh là kết quả của sự kết hợp giữa 2 dạng sóng, bao gồm sóng động lực và sóng điều chỉnh. Hiểu đơn giản 1 chu kì Elliott: Tại một thị trường có xu hướng. Chuyển động theo xu hướng của thị trường đang diễn ra trong 5 sóng (gọi là sóng động lực). Bất kì sự điều chỉnh nào đối với xu hướng đang diễn ra trong 3 sóng (gọi là sóng điều chỉnh).
Mô hình 8 sóng, trong đó 5 sóng đầu tiên 1, 2, 3, 4, 5:
- Sóng 1, 3, 5 là sóng đẩy, di chuyển cùng với xu hướng chính.
- Sóng 2, 4 là sóng giảm, di chuyển ngược với xu hướng chính.
3 sóng còn lại là là sóng điều chỉnh A, B, C: - Sóng A, C là sóng giảm.
- Sóng B là sóng tăng.
Tổng thể cấu tạo sóng Elliott
Chu kỳ sóng
Sóng 1: Là đại diện cho những người mua đầu tiên, họ nhận thấy tiềm năng và đã mua được ở vùng giá tốt nhất này và họ bắt đầu đẩy cho thị trường đi lên cao hơn.
Chu kì sóng elliot
Sóng 2: Sóng đẩy giảm dần bởi vì nhóm Buyers ban đầu đã chốt lời. Trong khi đó những nhà đầu tư khác thì lỡ cơ hội, họ đứng ngoài chờ đợi 1 tín hiệu mới.
Sóng 3: Luôn luôn là sóng dài nhất và mạnh nhất. Mỗi nhà đầu tư, những người muốn Buy (những người đã bỏ lỡ cơ hội ở sóng 1) sẽ bắt đầu Buy Now. Theo đó những người chưa bị thuyết phục là thị trường đang trong xu hướng Uptrend sẽ bị thuyết phục ngay. Điều này sẽ hoàn toàn mang lại khả năng tăng tốc của xu hướng chính (Uptrend).
Sóng 4: Sớm hay muộn thì sẽ đến thời điểm để chốt lời, sóng đẩy sẽ bắt đầu yếu dần thêm lần nữa.
Sóng 5: Xu hướng tăng lại tiếp diễn, nhưng thị trường đã quá mua và tín hiệu đảo chiều sẽ xuất hiện ngày 1 rõ ràng.
Sóng điều chỉnh
Sóng điều chỉnh trong mô hình sóng Elliott có cấu trúc sóng A, B, C. Tuy nhiên việc nhận biết chính xác khi nào là sóng điều chỉnh và sóng điều chỉnh như thế nào thì thật sự khá khó khăn.
Lưu ý rằng sóng điều chỉnh thường chỉ di chuyển theo mô hình 3 sóng A, B, C . Sóng điều chỉnh có lẽ được định nghĩa tốt hơn là mô hình di chuyển theo 3 sóng. Nhưng cần lưu ý trong sóng điều chỉnh không bao giờ chứa hơn 5 sóng. Chỉ có sóng động lực là 5.
Một số nguyên tắc cơ bản của sóng Elliott
Đây là 3 nguyên tắc chính không thể thay đổi cũng như không thể phá vỡ, nếu không bạn sẽ không thể áp dụng sóng Elliott vào để giao dịch được.
- Sóng 2 không bao giờ thấp hơn điểm bắt đầu sóng 1.
- Sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất trong ba sóng 1,3,5.
- Sóng 4 không bao giờ chạm tới đỉnh sóng 1.
Cách giao dịch với Elliott kết hợp với Fibonacci
Sóng Elliott không phải là một kỹ thuật giao dịch và cũng không có quy tắc cụ thể nào cho việc xác định điểm ra – vào lệnh của bạn trong giao dịch. Thông thường trong phân tích kỹ thuật, Elliott được kết hợp với Fibonacci để chọn điểm vào lệnh và điểm chốt lời/cắt lỗ.
Lựa chọn sóng để vào lệnh
Không phải tất cả sóng nào bạn cũng phải cố tìm điểm để vào một lệnh giao dịch nào đó. Trong thực tế bạn cần lựa chọn sóng để vào lệnh.
Ví dụ: Bạn sẽ không thể vào lệnh ở sóng 1. Lý do bởi, sóng 1 là sóng do những Trader thông qua các hình thức phân tích căn bản và nhận thấy tiềm năng nên họ quyết định vào lệnh.
Trong lúc này bạn chỉ nên quan sát bởi giao dịch thời điểm này khá rủi ro. Ở sóng Elliott, bạn chỉ có thể xác định chính xác chúng sau khi thị trường đã hoàn thành xong các con sóng. Việc bạn dự đoán giá và chọn khu vực tiến hành giao dịch phụ thuộc khá nhiều vào việc sử dụng Fibonacci để đo sóng và chọn điểm vào/chốt lời.
Sau khi hoàn thành sóng 1, bạn dùng Fibonacci thoái lui để ước lượng độ dài của sóng 2. Sóng 2 – Sóng đẩy giảm dần bởi vì nhóm Buyers ban đầu đã chốt lời. Trong khi đó bạn và các Trader khác thì lỡ cơ hội, đứng ngoài chờ đợi 1 tín hiệu mới.
Sóng 2 sẽ không hồi về quá sóng 1. Thông thường sẽ hồi về vùng 50% – 61.8% của sóng 1. Lý do sóng 2 là khá tích cực do các Trader không thừa nhận sự thay đổi trong xu hướng chính.
Kết hợp cùng Fibonacci và phản ứng giá, chúng ta quan sát tại các mốc Fibo 0.5 và 0.618 để tiến hành vào lệnh.
Tóm lại, sau khi xác nhận được sóng 1 và sóng 1 bắt đầu đảo chiều xu hướng, bạn dùng Fibo thoái lui để ước lượng chiều dài của sóng 2 và chờ các tín hiệu mua tại các mức Fibo 0.5 và Fibo 0.618.
Dùng Fibo mở rộng để ước lượng Target của sóng 3
Sóng 3: Luôn luôn là sóng dài nhất và mạnh nhất. Mỗi nhà đầu tư những người muốn Buy (những người đã bỏ lỡ cơ hội ở sóng 1) sẽ bắt đầu Buy Now.
Theo đó những người chưa bị thuyết phục là thị trường đang trong xu hướng Uptrend sẽ bị thuyết phục ngay. Điều này sẽ hoàn toàn mang lại khả năng tăng tốc của xu hướng chính.
Tóm lại, khi bạn xác định được sóng 1 và sóng 2 thì bạn có thể dùng Fibo mở rộng để xác định sóng 3.
Dùng Fibo thoái lui để ước lượng độ hồi về của sóng 4
Sóng 4: Sớm hay muộn thì sẽ đến thời điểm để chốt lời, sóng đẩy sẽ bắt đầu yếu dần thêm lần nữa.
Tuy nhiên lần hiệu chỉnh này sẽ không dữ dội vì ở đâu đó sẽ luôn có những Buyers muốn tham gia vào xu hướng này. Sóng 4 là một trong những sóng ngắn nhất, đây là thời điểm chốt lời của đa số Trader
Tóm lại, khi xác định được sóng 3 anh em dùng Fibo thoái lui để xác định các vùng giá mà thường sóng 4 hồi về. Đó thường là 0.236 và 0.382 của sóng 3 hiếm khi nó hồi về tới vùng 0.5.
Sóng 5: Xu hướng tăng lại tiếp diễn, nhưng thị trường đã quá mua và tín hiệu đảo chiều sẽ xuất hiện ngày 1 rõ ràng. Khi giao dịch trong sóng này bạn nên cân nhắc kĩ điểm chốt lời/cắt lỗ.
Sóng Điều chỉnh A, B, C
Sau sóng đẩy 1, 2, 3, 4, 5 là sóng điều chỉnh A, B, C. Trong một xu hướng tăng thì đặc điểm của một con sóng điều chỉnh là tạo các đỉnh thấp dần và các đáy thấp dần. Khi đáy dẫn tới đỉnh gần nhất bị phá vỡ và đóng cửa bên dưới thì xác định xu hướng đang đổi chiều từ giảm để tăng sang giảm thật sự.
Những điều cần lưu ý khi giao dịch với Elliott:
- Nến kết hợp Elliott với các công cụ phân tích kỹ thuật khác: MACD, MA, Volume, Fibonacci, RSI…
- Khi mỗi sóng kết thúc: Sóng 1 sẽ tạo ra dữ kiện cho sóng 2-3. Đó là cách bạn nên sử dụng để giao dịch.
- Đối với sóng 5 thì nên ăn vừa đủ là được không cần chốt ở đỉnh.
Kết luận
Trong giao dịch, theo mình việc giao dịch theo sóng là vô cùng khó đoán, chúng phụ thuộc vào các quyết định mang tính chủ quan thường quan trọng hơn là khách quan. Ngoài ra, lý thuyết sóng Elliott không phải là một kỹ thuật giao dịch nên sẽ không có quy tắc cụ thể nào trong việc xác định các điểm ra hoặc vào lệnh.
Hơn nữa, việc dự đoán chính xác sóng Elliott sẽ có cấu trúc như thế nào là rất khó bởi nó có quá nhiều biến thể khác nhau. Việc kết hợp sóng elliott với Fibonacci là để vừa xác định được hướng di chuyển tiếp theo của thị trường, vừa xác định biên độ biến động của chúng để có hướng giao dịch hiệu quả.
Hãy tìm hiểu thêm các phương pháp giao dịch cùng các chỉ báo khác: MACD, RSI, MA, Fibonacci…và kết hợp chúng lại để tạo ra hệ thống giao dịch phù hợp với bản thân bạn.
Chúng tôi đã hướng dẫn các bạn áp dụng lý thuyết sóng Elliott vào Trading, cũng như một số lưu ý khi sử dụng EWT. Hy vọng bài viết tổng quan này giúp ít cho bạn hiểu hơn về sóng Elliott, cũng như cách áp dụng nó vào Trading thực tế.