Yield Farming là gì?

Có thể thấy thời gian vừa qua sự phát triển của ngành (DeFi) là một trong các lực lượng tiên phong làm cho thế giới Blockchain trở nên sinh động hơn, với hàng loạt các ứng dụng của nó. Trong đó một khái niệm không thể nhắc tên đó chính là Yield Farming hay còn gọi là (Lợi nhuận, năng suất) đang rất thu hút người dùng vì tính chất tạo ra lợi nhuận cao của nó. Vậy nó là gì, hoạt động như thế nào ? Mời các bạn xem bài phía dưới để có thể hiểu rõ hơn về nó.

Yield Farming là gì?

Yield Farming là một thuật ngữ chỉ việc người dùng tạo ra thu nhập thụ động từ tài sản Crypto của họ thông qua việc cung cấp thanh khoản cho các giao thức DeFi. Nói đơn giản dễ hiểu hơn có nghĩa là họ sẽ khóa Token của họ và người dùng sẽ được thưởng nhiều Token tiền mã hóa hơn. Tuy nhiên nó khác với việc Staking , họ sẽ là Liquidity Provider (người cung cấp thanh khoản) để cấp thanh khoản cho các Liquidity Pool (Bể chứa thanh khoản) cho các giao thức Defi đó. Đây cũng là một cách để các nhà đầu tư có thể “Hold” các tài sản tiền mã hóa một cách lâu dài.

Yield Farming hoạt động như thế nào?

Yield Farming có liên quan mật thiết với các mô hình tạo lập thị trường tự động (Automated Market Maker – AMM) một số AMM tiêu biểu như Balancer, UniSwap, Compound, Curve… và các Liquidity Provider sẽ cung cấp thanh khoản vào các Liquidity Pool đó.

Liquidity Pool giống như là một Smart Contract có chứa Token trong đó, các Pool này cho phép người dùng vay, cho vay hay trao đổi các Token với nhau. Chi phí phát sinh của những giao dịch trên, đó chính là doanh thu và sẽ được chia lại cho những Liquidity Provider theo tỉ lệ % lượng thanh khoản mà họ đã cung cấp cho Pool đó.

Ngoài việc nhận được tiền khi cung cấp thanh khoản họ sẽ được nhận thêm một lượng Token mới khác. Một số giao thức triển khai phân phối Token cho các Liquidity Provider đã cung cấp thanh khoản vào giao thức của họ hay đó còn gọi là Liquidity Mining.

Một số rủi ro của Yield Farming

Mặc dù Defi đã phát triển một cách nhanh chóng trong giai đoạn vừa qua, và mức độ phổ biến của nó đã rất cao nhưng lĩnh vực DeFi vẫn là một ngành non trẻ, có nghĩa là các rủi ro vẫn còn tiềm ẩn rất nhiều:

  • Hợp đồng thông minh do con người lập trình nên hoàn toàn có thể xảy ra sai sót, điều đó có thể có nghĩa là khoản tiền gửi trong Liquidity Pool của người dùng bị mất trong hệ sinh thái DeFi.
  • Sự mất giá của việc cung cấp thanh khoản cho các sàn giao dịch phi tập trung khi mà giá của cặp giao dịch đó có sự biến động lớn (Impermanent Loss).
  • Các ứng dụng phi tập trung và các giao thức DeFi được kết nối qua Internet. Giống như bất kỳ thứ gì được kết nối với Internet, luôn có nguy cơ bị Hacker xâm phạm bảo mật.
  • Thông thường để vay tài sản bạn cần phải có tài sản thế chấp để trang trải khoản vay của mình. Điều này về cơ bản giống như bảo đảm cho khoản vay. Nếu giá trị tài sản thế chấp giảm dưới ngưỡng mà giao thức yêu cầu, nó có thể bị thanh lý trên thị trường.

Tổng kết

Tóm lại Yield Farming là người dùng gửi tiền vào một hợp đồng thông minh và đổi lại sẽ kiếm được phần thưởng. Nhưng việc triển khai có thể khác nhau tùy theo giao thức của mỗi DeFi. Do đó chúng ta không nên gửi tiền vào đó một cách mù quáng và hy vọng thu được lợi nhuận cao. Chúng ta nên có một quy tắc quản lý rủi ro cho các khoản đầu tư của riêng mình.

# KHÁM PHÁ CÁC HASHTAG HÀNG ĐẦU

Theo dõi và cập nhật tin tức VF-Ventures thông qua các kênh truyền thông:

- Group Zalo Tặng Khoá Học Nhập Môn Tài Chính Trị Giá 2.300.000 VND dành cho người mới

- Youtube VF-Ventures

Đăng ký tài khoản và giao dịch cùng VF-Ventures giúp bạn nhận được nhiều thông tin ưu đãi:

BinanceGate.io | MEXC Global | Huobi | Bitget | Bybit  Kucoin | XT | Remitano

 

0 0 votes
Article Rating
Nhận thông báo qua Email
Nhận thông báo cho
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Hãy để lại bình luận của bạn!x
()
x