Fibonacci là gì?

Như các bạn đã biết khi chúng ta nói và nhắc đến Fibonacci thì có rất nhiều điều để nói về Fibonacci! Nó thực sự là một điều kì diệu và bí ẩn đối với chúng ta.

Với những sự trùng hợp ngẫu nhiên không thể giải thích nổi! Sự kì diệu đó có mặt trên tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, ngay cả trong lĩnh vực giao dịch tài chính, cụ thể là trong lĩnh vực tiền kỹ thuật số hay nói chung là thị trường Cryptocurrency.

Trong bài viết này, các bạn sẽ được tìm hiểu tổng quan về Fibonacci là gì? Và cái tên “Fibonacci” huyền thoại này nó được ứng dụng như thế nào trong giao dịch tiền kỹ thuật số?

Trước tiên khi các bạn muốn hiểu Fibonacci là gì? Thì chúng ta hãy đi tìm hiểu sự ra đời của dãy Fibonacci dãy Fibonacci có đặc tính gì?

Sự ra đời của dãy Fibonacci

Chân dung của nhà phát hiện ra dãy Fibonacci

Leonardo Pisano Bogollo được biết đến là một nhà toán học sống ở thế kỷ thứ 12 tại Pisa Ý. Một người nổi tiếng với những khái niệm toán học cao cấp, điển hình là hệ thống đánh số Ả Rập, các khái niệm về căn bậc hai hay thậm chí là những bài toán học khác,… được ông khám phá ra và đã giới thiệu đến toàn thế giới.

Tuy nhiên đến năm 32 tuổi, Leonardo Pisano đã cho xuất bản quyển sách Liber Abaci và trong quyển sách này, có một bài toán về các con thỏ và phép giải cho bài toán này là bao gồm một dãy chuỗi các con số mà mãi đến sau này, nhiều người mới gọi là dãy Fibonacci.

Nhưng thực tế, ở thế kỷ thứ 6 thì dãy Fibonacci đã được các nhà toán học Ấn Độ khám phá ra, nhưng chỉ khi được Leonardo giới thiệu lại trong quyển sách Liber Abaci thì Fibonacci này mới được những người phương Tây biết đến và tiếp tục sử dụng cho đến ngày nay. Ngoài dãy Fibonacci ra thì ông còn còn phát hiện ra số Pi hay còn được gọi là tỷ lệ vàng.

Dãy Fibonacci có đặc tính như thế nào

Dãy Fibonacci

Dãy Fibonacci là gì? Đó thực sự chỉ là một chuỗi số vô hạn, được bắt đầu với con số 0 và số 1, sau đó những con số tiếp theo sẽ luôn bằng tổng của hai số liền trước đó, nói chính hơn thì dãy Fibonacci sẽ lần lượt là: 0,1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, 233, 377, 610…

Tuy nhiên, nếu những nhà đầu tư nào hay sử dụng Tradingview thì có thể thấy dãy Fibonacci rất đa dạng, bao gồm 10 loại khác nhau phổ biến như: Fibonacci thoái lui, Fibonacci mở rộng dựa trên xu hướng, Fibonacci kháng cự dạng quạt, Fibonacci vùng thời gian, Fibonacci vòng cung, Fibonacci người hâm mộ, Fibonacci múi giờ,…

Fibonacci là gì?

Fibonacci là công cụ phổ biến và quen thuộc được nhiều Trader sử dụng để phân tích kỹ thuật trong cả chứng khoán, Forex và thị trường Cryptocurrency. Nó có thể giúp các bạn dự báo trước được những điểm hỗ trợ và kháng cự, từ đó có thể tìm ra được điểm mua vào và bán ra hợp lý.

Trên thực tế, các bạn đã thấy và tìm trên Google đã có rất nhiều tài liệu nghiên cứu liên quan đến khái niệm Fibonacci. Nhưng ở đây các bạn đang nói đến lĩnh vực áp dụng để giao dịch trong thị trường Cryptocurrency.

Các bạn đã thấy chúng ta có đến những 10 loại Fibonacci khác nhau nghe có vẻ nhiều, nhưng thực ra tất cả các lại Fibonacci trên đều có sự tương đồng với nhau, nên khi các bạn muốn tìm hiểu và đầu tư vào thị trường tiền kỹ thuật số hay nói chung là thị trường Crypto này thì các bạn không cần thiết phải hiểu rõ hết 10 loại dãy Fibonacci.

Thay vào đó các bạn chỉ nên tập trung tìm hiểu về hai loại Fibonacci được sử dụng nhiều nhất trong thị trường Cryptocurrency đó là: Dãy Fibonacci thoái luidãy Fibonacci mở rộng dựa trên chiều hướng thị trường hay nói chung là những gì các bạn sẽ bàn luận và quan tâm chính đó là hai loại Fibonacci chính mà ta thường hay áp dụng vào trong giao dịch trading đó là: Fibonacci thoái lui và Fibonacci mở rộng vì nó rất phổ biến và hiệu quả nhất.

Về cơ bản thì dãy Fibonacci được tạo nên từ các số từ các số tự nhiên bắt đầu từ 0 và 1 hoặc 1 và 1. Các phần tử sau bằng hai phần tử trước nó cộng lại sẽ được dãy như thế này:0, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144,…

Fibonacci và tỷ lệ vàng

Các bạn có để ý dãy số Fibonacci trên 0, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, 233, 377… Khi đó các bạn lấy bất kỳ số nào trong chuỗi chia cho số trước đó  sẽ ra một hằng số xấp xỉ bằng 1.618 và số 1.618 được gọi là một hằng số được tìm thấy lặp lại theo một quy luật.

Các bạn có thể lấy ví dụ cụ thể như 55×C=89, 89×C=144, 144×C=233, 233×C=377… lúc đó các bạn sẽ tính ra được C = 89÷55=144÷89=233÷144=377÷233≅1.618. Khi đó các bạn có thể coi đây là tỷ lệ vàng và khi các bạn lấy các số trong dãy Finonacci càng lớn thì tỉ số giữa  giữa chúng sẽ càng gần tỉ lệ vàng hơn.

Hay các bạn lấy một ví dụ thực tế như cẳng tay, bàn tay của các bạn cũng theo một tỷ lệ vàng hay chẳng hạn như bức tranh nàng Mona Lisa của Leonardo da Vinci  tuân theo tỷ lệ đó:

Sau khi nghiên cứu và áp dụng, thì các bạn sẽ tìm ra một quy luật mà các bạn có thể áp dụng vào dãy số Fibonacci để tìm điểm ra được vùng hỗ trợ và vùng kháng cự  hay thiết lập hệ thống giao dịch, một phương pháp giao dịch riêng của các bạn.

Các tỷ lệ được sử dụng phổ biến nhất: 0.236, 0.382, 0.5, 0.618, 0.786 (hoặc 0.764), 1. Bây giờ chúng ta sẽ đi nghiên cứu các mối quan hệ của dãy số Fibonacci gồm thoái lui và mở rộng.

Fibonacci thoái lui

Mục đích sử dụng

Fibonacci thoái lui được dùng để tìm các điểm, vùng hỗ trợ tiềm năng có thể xảy ra khi thị trường đang giảm từ đỉnh xuống đáy (Xu hướng giảm).

Ngược lại nếu thị trường bật lại (xu hướng tăng) thì sử dụng nó để tìm các điểm, vùng kháng cự tiềm năng. Các mức thoái lui Fibonacci gồm có: 0.236, 0.382, 0.618, 0.764.

Cách sử dụng Fibonacci thoái lui

Các bạn nhớ rằng khi thấy thị trường có xu hướng tăng hoặc giảm rõ ràng thì chỉ báo Fibonacci thoái lui sẽ được áp dụng  và sử dụng một cách hiệu quả nhất.

Xác định Fibonacci thoái lui trong xu hướng tăng

  • Xác định 1 điểm cao nhất của đoạn giao dịch.
  • Xác định điểm thấp nhất gần nhau nhất tính từ điểm cao nhất vừa xác định lúc đầu.
  • Sau đó các bạn kéo con trỏ từ điểm thấp nhất tới điểm cao nhất của một đoạn xu hướng tăng. Lúc này Fibonacci thoái lui sẽ được vẽ ra như sau.

Vẽ Fibonacci trong xu hướng tăng

Các mức cơ bản trong xu hướng tăng gồm có 1.0 – 0.764 –0.618 – 0.5 – 0.382 – 0.236 – 0.0 được xếp theo thứ tự từ dưới lên trên. Các mức này chính là mức thoái lui của Fibonacci. Trong các mức này thì mức 0.5 và 0.618 chính là 2 mức thoái lui quan trọng nhất. Giá sau khi chạm tới 2 mức này thường có xu hướng bật lên mức ban đầu nhiều hơn so với các ngưỡng còn lại.

Giờ lấy một ví dụ cụ thể về một cặp tiền điện tử BTC/USDT trên Tradingview để các bạn nắm rõ cách dùng Fibonacci thoái lui trong xu hướng tăng để bắt được được đáy của sóng hồi hay điểm mua hợp lý nhất (như hình bên dưới).

Giá BTC/USDT trên Tradingview – cập nhật ngày 23/11/2021

Các bạn sẽ thực hiện các bước xác định như sau:

  • Ta xác định được xu hướng tăng, đỉnh và đáy gần nhau nhất.
  • Điểm cao nhất được thiết lập là 52920$. Đáy tại điểm bắt đầu đảo chiều thành xu hướng tăng là 29423$.
  • Sau đó ta dùng Fibonacci trên thanh công cụ của Tradingview để kéo từ đáy lên đỉnh (như hình bên dưới) các bạn sẽ xác định được 5 mức hỗ trợ đó là: 0 – 0.764 –0.618 – 0.5 – 0.382 – 0.236 – 0.0.

Ở đây các bạn có thể xem xét độ mạnh yếu của các mức Fibonacci như sau: 0.236 (yếu), 0.382 (trung bình), 0.5 đến 0.618 (Mạnh). Từ đó các bạn có thể đưa ra cách giao dịch như sau:

  • Mức Fibo 0.236 là mức yếu, giá di chuyển thẳng qua mà không có cản trở.
  • Mức 0.382 được coi hỗ trợ và giá quay lại test mức 0.236 bên trên. Vẫn không thể vượt qua nổi mức 0.236 và giá xuống test mức 0.382.
  • Sau đó, giá đảo chiều ngay tại mức Fibo mạnh 0.5. Và cuối cùng, các bạn có thể đặt lệnh mua ở quanh vùng 0.5 cho mỗi lần sóng điều chỉnh.

Và các bạn cũng đã thấy giá BTC giảm xuyên qua vùng hỗ trợ Fibonacci yếu 0.236(47374$) gặp vùng hỗ trợ trung bình 0.382(43944$) bật lên lại gặp vùng kháng cự Fibonacci 0.236 nhưng không xuyên qua nổi, lại bật ngược lại test vùng hỗ trợ Fibonacci 0.382 và xuyên qua luôn, lại gặp vùng hỗ trợ Fibonacci mạnh 0.5 (Test đi t=Test lại 4 lần nhưng không xuyên qua nổi) bật ngược lại. Như vậy các bạn có thể đặt lệnh mua ở quanh vùng 0.5 cho mỗi lần sóng điều chỉnh.

Xác định Fibonacci thoái lui trong xu hướng giảm

Để vẽ xu hướng giảm, các bạn cũng chọn Fibonacci thoái lui sau đó kéo chuột từ điểm cao nhất xuống điểm thấp nhất của đoạn xu hướng giảm. Lúc đó, các mức Fibonacci thoái lui sẽ được hiển thị như sau:

Vẽ Fibonacci thoái lui trong xu hướng giảm

Tương tự như xu hướng tăng thì xu hướng giảm cũng có các ngưỡng được sắp xếp từ 1.0 đến 0.0. Giá sẽ tiếp tục giảm mạnh khi chạm đến một trong các mức như trên hình, sau đó sẽ điều chỉnh tăng. Về bản chất thì các mức sẽ có tính đối xứng nhau, cho ra tổng bằng 1. Lúc đó các bạn sẽ lựa chọn cho riêng mình những điểm vào lệnh cho hợp lý nhất.

Các bước giao dịch với Fibonacci thoái lui

Có 3 bước khi giao dịch với Fibonacci thoái lui gồm:

Bước 1: Xác định xu hướng thị trường

Đây là bước khá đơn giản nhưng lại rất quan trọng nên các bạn không được phép xem nhẹ. Nếu thị trường đang trong xu hướng tăng thì đây là cơ hội để bạn vào lệnh Buy (mua). Ngược lại, nếu thị trường đang trong xu hướng giảm thì các bạn nên vào lệnh khi có tín hiệu Sell (bán).

Còn đối với các bạn thích lướt sóng ngắn cách đơn giản nhất để xác định xu hướng thị trường chính là quan sát bằng mắt, các bạn nên dùng biểu đồ nến theo ngày, tuần hoặc tháng để xác định xu hướng chính trước khi chuyển sang biểu đồ nến giờ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng các công cụ xác định xu hướng như Trendline hay kênh giá, các tín hiệu cắt nhau tại các đường trung bình động,…

Bước 2: Vẽ Fibonacci thoái lui

Sau khi đã xác định được xu hướng chung của thị trường thì hãy tiến hành vẽ Fibonacci thoái lui. Như ở trên, các bạn đã biết cách vẽ Fibonacci theo xu hướng tăng và xu hướng giảm. Nếu là xu hướng tăng thì hãy chờ thị trường điều chỉnh giảm rồi vẽ Fibonacci thoái lui cho đoạn có xu hướng tăng gần nhất.

Ngược lại, nếu là xu hướng giảm thì hãy đợi thị trường điều chỉnh tăng rồi vẽ Fibonacci thoái lui cho đoạn xu hướng giảm gần nhất.

Bước 3: Tìm điểm vào lệnh, đặt stop loss (cắt lỗ) và take profit (chốt lời)

Có hai cách giúp bạn vào lệnh khi giao dịch với Fibonacci thoái lui như sau:

  • Vào lệnh trực tiếp với lệnh Buy (mua) hoặc Sell (bán) khi giá chạm đến một trong các ngưỡng thoái lui quan trọng.
  • Đặt lệnh chờ giới hạn Buy Limit (giới hạn mua) hoặc Sell Limit (giới hạn bán) với các giá thực hiện tại một trong những ngưỡng thoái lui quan trọng.

Stop loss sẽ là điểm thấp nhất của đoạn xu hướng tăng hoặc là điểm cao nhất của đoạn xu hướng giảm. Đặt lệnh Take Profit sao cho tỉ lệ R:R đạt ít nhất là 2:1.

Nói chung là việc đặt Stop Loss, Take Profit là tùy thuộc vào lòng tham của các bạn, nhưng mình muốn các bạn phải đặt ra cho mình tính thống nhất, nhất quán và kỷ luật trước mỗi lệnh giao dịch của mình.

Cách giao dịch hiệu quả với Fibonacci thoái lui

Công cụ Fibonacci thoái lui sẽ phát huy hiệu quả tối đa nếu được sử dụng kết hợp với các công cụ khác. Mục đích của nó chính là tìm ra các mức thoái lui tiềm năng trong xu hướng để người dùng vào lệnh tối ưu nhất. Có 3 công cụ bạn có thể kết hợp với Fibonacci thoái lui chính là:

  • Đường xu hướng Trendline.
  • Các mô hình nến đảo chiều.
  • Vùng kháng cự hỗ trợ.

Ở đây, mình sẽ sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng kết hợp với 3 công cụ này.

Sử dụng kết hợp với đường xu hướng Trendline

Dùng Fibonacci thoái lui kết hợp với đường xu hướng (Trendline)

Trendline chính là một công cụ xác định xu hướng đơn giản mà hiệu quả nhất nhì hiện nay. Khi thị trường ở trong xu thế cụ thể nào đó thì đường xu hướng sẽ đóng vai trò như một mức cản. Điều này có nghĩa là nếu thị trường đang tăng thì khi giá điều chỉnh giảm và chạm vào đường xu hướng thì giá sẽ quay đầu đi lên.

Khi giá bắt đầu điều chỉnh thì các bạn sẽ vẽ Fibonacci thoái lui. Xu hướng tăng từ trước đó đã tạo được 2 đáy. Khi đó, các bạn sẽ nối 2 đáy với nhau. Nhiệm vụ tiếp theo của bạn là đợi diễn biến của giá.

Nếu giá tiến gần đến các mức Fibonacci 0.618 thì gặp đường xu hướng đóng vai trò như một mức hỗ trợ. Kết hợp 2 điều kiện trên, các bạn có thể quyết định vào lệnh Buy (mua).

Sử dụng Fibonacci kết hợp với vùng kháng cự, hỗ trợ

Nếu trong một xu hướng tăng mà gặp ngưỡng hỗ trợ thì giá sẽ đi lên. Đổi lại, với một xu hướng giảm mà gặp ngưỡng kháng cự thì sẽ đi xuống. Mức giá được xem là ngưỡng cự hay hỗ trợ mạnh nếu mức giá nhiều lần vào ngưỡng đó và quay đầu.

Ý tưởng sử dụng Fibonacci kết hợp với vùng kháng cự, hỗ trợ vì đường xu hướng đóng vai trò như một vật cản của một xu hướng cụ thể. Nếu sử dụng kết hợp với vùng kháng cự, hỗ trợ thì bạn sẽ có thể quan sát những vùng giá quan trọng trước đó.

Nếu giá tiến đến một trong các mức thoái lui đồng thời các mức thoái lui lại nằm trong vùng giá quan trọng trong quá khứ thì rất nhiều khả năng giá sẽ phản ứng lại với xu hướng hiện tại. Khi thị trường kết thúc đợt điều chỉnh thì giá sẽ trở lại xu hướng ban đầu.

Sử dụng Fibonacci với mô hình nến đảo chiều

Mô hình nến đảo chiều chính là mô hình cấp tín hiệu giá đảo chiều xu hướng. Đây là một trong những công cụ rất mạnh trong phương pháp phân tích hành động giá. Chính vì thế, nếu kết hợp với Fibonacci thoái lui thì sẽ mang đến hiệu quả cao hơn, giúp chúng ta xác định được điểm vào lệnh xác suất thành công cao hơn.

Fibonacci mở rộng

Như vậy có thể thấy rằng, nếu như Fibonacci thoái lui giúp các bạn xác định được điểm vào lệnh nếu giá điều chỉnh xu hướng, còn Fibonacci mở rộng chính là một công cụ để xác định được điểm giá hướng đến.

Nói cách khác thì Fibonacci mở rộng có thể giúp xác định được giới hạn của các xu hướng chính sau mỗi đợt điều chỉnh kết thúc.

Nói tóm lại các bạn đã thực hiện vào lệnh bằng Fibonacci thoái lui thì lệnh Fibonacci mở rộng chính là công cụ để bạn xác định được điểm chốt lời hay điểm thoát ra.

Dùng Fibonacci mở rộng cùng với những mức chốt lãi tiềm năng

Khi các bạn muốn vẽ Fibonacci mở rộng trên biểu đồ giá, thì sau khi các bạn đã vào được lệnh với Fibonacci thoái lui, lúc này các bạn sẽ có thể xác định được 3 điểm đó là: điểm cao nhất, điểm thấp nhất, điểm đảo chiều (chính là điểm kết thúc của đợt điều chỉnh).

Dùng Fibonacci mở rộng trong xu hướng tăng

Khi các bạn đã xác định được xu hướng tăng của biểu đồ giá và muốn chốt lời tại những vùng nhạy cảm khi không biết trước được đâu là đỉnh hay đâu là vùng các bạn muốn chốt lời thì các bạn dùng Fibonacci mở rộng để xác định vùng cần chốt lời. Các bạn sẽ thực hiện như sau, các bạn sẽ kéo con chuột bắt đầu từ điểm thấp nhất (1) cho đến điểm cao nhất là (2) rồi kéo tới điểm (3) là vị trí của các điểm đảo chiều.

Những tỷ lệ của Fibonacci mở rộng ở trong một xu hướng tăng sẽ gồm có 0.0 – 0. 382 – 0.236 – 0.5 – 0.764 – 0.618 – 1.0 – 1.618 – 1.236 – 2.618… theo như thứ tự từ dưới lên trên.

Trong đó thì những tỷ lệ từ 0.618 – 1.618 sẽ là các mức để chốt lời tiềm năng. Đối với các mức dưới 0.618 thì thông thường sẽ không được sử dụng một cách phổ biến bởi do tỷ lệ Reward:Risk (phần thưởng:rủi ro) thấp.

Và ngược lại, đối với các mức trên 1.618 thì  thường sẽ rất khó xảy ra, ngoại trừ trường hợp thị trường hiện đang trong xu hướng giảm hoặc tăng dài hạn.

Dùng Fibonacci mở rộng trong xu hướng tăng

Dùng Fibonacci mở rộng trong xu hướng giảm

Các bạn thực hiện kéo con chuột bắt đầu từ điểm cao nhất (1) cho tới điểm thấp nhất (2) sau đó hãy kéo điểm (3) tới vị trí đảo chiều.

Cũng tương tự như là đối với xu hướng tăng, thì những tỷ lệ Fibonacci mở rộng theo xu hướng giảm sẽ gồm có những tỉ lệ đó là 0.0 – 0.382 – 0.236 – 0.618  – 0.5 – 0.764 – 1.0 – 1.618 – 1.236 – 2.618… theo như thứ tự trên xuống dưới. Mức chốt lời tốt sẽ dao động bắt đầu từ 0.618 – 1.618.

Dùng Fibonacci mở rộng trong xu hướng giảm

Từ 0.618 – 1.618 thì nên chốt lời với tỷ lệ nào?

Thông thường thì khi giao dịch tại thị trường có xu hướng, thì sau mỗi một đợt điều chỉnh, các Trader sẽ kỳ vọng về giá sẽ có thể phá vỡ được đáy trước đó (đối với xu hướng giảm) hoặc là phá vỡ được đỉnh ở trước đó (đối với xu hướng tăng) thì có thể mang lại nhiều các lợi nhuận hơn nữa.

Chính vì thế, khi thực hiện chọn điểm để thoát lệnh, các bạn sẽ đặt chốt lời để sao cho đó là hiệu quả nhất và giá sẽ phải đạt tới mức giá của đáy hoặc của đỉnh gần nhất trước đó.

Đối với trường hợp ở trên, thì lợi nhuận tối thiểu mà các bạn mong muốn đạt được là ở mức giá chạm đáy trong đoạn xu hướng giảm và là mức giá tỷ lệ 0.764 trong Fibonacci mở rộng.

  • Giá quay đầu ở mức 0.764, thì các bạn sẽ đạt được lợi nhuận kỳ vọng.
  • Giá giảm sâu và chạm tới mức 1.0 giống hình trên hoặc sẽ có thể vượt qua mức 1.618… thì các bạn đã bỏ lỡ một khoản lợi nhuận tối đa
  • Giá giảm tới mức Fibonacci mở rộng 0.5, sau đó quay đầu thì lúc này, giao dịch của bạn sẽ có thể gặp phải rủi ro.

Nếu như các bạn chỉ theo dụng sử dụng Fibonacci mở rộng điểm chốt  thì sẽ tương đối khó.

Chính vì thế, sẽ còn rất nhiều các công cụ khác được sử dụng nhằm tìm kiếm được điểm đảo chiều. Sau khi kết hợp Fibonacci mở rộng, thì các bạn hoàn toàn có thể chọn ra được đâu là cách chốt lời tốt nhất đối với từng tình huống cụ thể một.

Chính vì vậy, các bạn cần phải kết hợp Fibonacci với nhiều công cụ khác với nhau để xác nhận lại được tín hiệu một lần nữa, và điều này có thể loại bỏ được các rủi ro không đáng có, và củng cố thêm được xác suất để giao dịch thành công.

Ba công cụ hay được sử dụng nhằm kết hợp giữa Fibonacci mở rộng để tìm ra được một điểm chốt có lời hiệu quả mới nhất:

  • Đối với kênh giá (Hay còn gọi là Price Channel);
  • Kháng cự/Hỗ trợ. (Resistance/Support);
  • Mô hình nến (Candle Pattern).

Tổng kết

Như vậy thông qua bài viết này thì các bạn đà nắm rõ khá chi tiết về bộ công cụ Fibonacci trong giao dịch Cryptocurency. Với các bạn mới có thể sẽ rất khó hiểu và áp dụng. Tuy nhiên sau thời gian rèn luyện và thực hành với biểu đồ giá thì các bạn sẽ thấy những điều cực kỳ thú vị. Tóm lại thì

  • Khi các bạn tập trung nghiên cứu kỹ về Fibonacci, thì nó rất hữu ích trong việc ước tính các mức hỗ trợ và kháng cự. Tuy nhiên, nó không thể cung cấp các điểm chính xác để ra vào lệnh.
  • Một điều quan trọng khác nữa mà các bạn cần nên biết là không nên sử dụng các công cụ Fibonacci một cách độc lập mà kết hợp với các hình thức phân tích kỹ thuật khác như đường Trendline, vùng kháng cự và hỗ trợ, mô hình nến để có được dự báo chính xác hơn.
  • Các bạn nên tìm hiểu thêm về các công cụ Fibonacci khác để hiểu rõ hơn về tính năng và ứng dụng của nó. Từ đó các bạn có thể kết hợp các điểm mạnh của nó với các lý thuyết phân tích kỹ thuật khác. Hy vọng các bạn sẽ tìm thấy một cách phù hợp để sử dụng Fibonacci để mở rộng mảng công cụ giao dịch của mình

Theo dõi và cập nhật tin tức VF-Ventures thông qua các kênh truyền thông:

- Group Zalo Tặng Khoá Học Nhập Môn Tài Chính Trị Giá 2.300.000 VND dành cho người mới

- Youtube VF-Ventures

Đăng ký tài khoản và giao dịch cùng VF-Ventures giúp bạn nhận được nhiều thông tin ưu đãi:

BinanceGate.io | MEXC Global | Huobi | Bitget | Bybit  Kucoin | XT | Remitano

 

0 0 votes
Article Rating
Nhận thông báo qua Email
Nhận thông báo cho
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Hãy để lại bình luận của bạn!x
()
x