Network Effect là gì? Cơ chế Hoạt động của Network Effect

Đã đăng trên Dành Cho Người Mới 726 Views

Network effect là gì?

Network Effects (Hiệu ứng mạng) là hiện tượng giá trị của một hàng hóa hoặc dịch vụ tăng khi càng nhiều người sử dụng hàng hóa, dịch vụ đó. Điều này dẫn tới việc những người đang sử dụng hàng hóa, dịch vụ này từ trước sẽ được hưởng thêm nhiều giá trị từ sản phẩm, dịch vụ khi có người mới sử dụng.

Hiệu ứng mạng được đưa ra bởi Theodore Vail – Chủ tịch tập đoàn viễn thông AT&T của Mỹ từ năm 1885-1889 và 1907-1919 vào năm 1908. Ông đã sử dụng thuật ngữ “Hiệu ứng mạng” để xây dựng AT&T trở thành hãng truyền thông điện thoại độc quyền vào đầu những năm 1900. Sau này, Robert Metcalfe – kỹ sư và doanh nhân người Mỹ, người đã đóng góp vào việc tiên phong sử dụng Internet vào năm 1970 cho rằng “Hiệu ứng mạng” liên quan tới tầm quan trọng của việc nhiều người sử dụng Internet khiến nó trở nên có ích với mọi người.

network-effect-la-gi-co-che-hoat-dong-cua-network-effect

Network Effect có mấy loại?

Hiệu ứng mạng được chia thành 2 loại:

  • Hiệu ứng mạng trực tiếp.
  • Hiệu ứng mạng gián tiếp.

Hiệu ứng mạng trực tiếp

Hiệu ứng mạng trực tiếp hay còn được gọi là hiệu ứng cùng phía (Same-Side Effect) xảy ra khi càng nhiều khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ thì giá trị của sản phẩm dịch vụ đó càng tăng.

Ví dụ:

Kinh điển cho loại hiệu ứng mạng này là điện thoại. Điện thoại sẽ chỉ hữu ích nếu có nhiều người sử dụng.

Nếu chỉ có duy nhất một người sở hữu điện thoại thì chiếc điện thoại đó sẽ không có giá trị bởi nó không được dùng để liên lạc. Nhưng nếu có hai người sử dụng thì điện thoại sẽ có ích cho cả hai, và nếu mọi người đều sử dụng điện thoại thì mạng lưới điện thoại sẽ vô cùng giá trị đối với tất cả người dùng.

Hiệu ứng mạng gián tiếp

Hiệu ứng mạng gián tiếp hay được gọi là hiệu ứng chéo (Cross-Side Effect) xảy ra khi một mạng lưới có nhiều hơn hai nhóm trao đổi lợi ích với nhau.

Hai nhóm này thường được chia thành: người sản xuất và người tiêu thụ.

Nếu càng có nhiều người tiêu thụ trong mạng lưới thì giá trị mà mạng lưới đem lại cho nhà sản xuất càng nhiều và ngược lại.

Ví dụ:

Dịch vụ giao thông vận tải công nghệ Grab, càng nhiều người có nhu cầu gọi xe thì giá trị mà Grab đem lại cho tài xế tham gia dịch vụ này càng cao bởi nó đem đến cho tài xế nhiều cơ hội việc làm. Ngược lại, nếu ngày càng nhiều tài xế tham gia vào mạng lưới thì những người có nhu cầu gọi xe sẽ không phải chờ lâu và họ cũng sẽ được đưa đón ở nhiều địa điểm hơn, từ đó mạng lưới ngày càng giá trị.

Lưu ý:

  • Điểm khác biệt quan trọng giữa hai loại hệ thống mạng đó là kiểu người dùng tham gia vào hệ thống.
  • Quay trở lại ví dụ về Grab, khi một tài xế mới tham gia vào Grab, giá trị tăng thêm cho những tài xế khác đã ở trong mạng lưới thường rất ít hoặc không có. Tuy nhiên, nếu có một khách hàng tham gia Grab thì Grab sẽ đem lại giá trị cho tất cả tài xế.

network-effect-la-gi-co-che-hoat-dong-cua-network-effect

Cơ chế hoạt động của Network Effect

Network Effect giúp trải nghiệm dịch vụ ngày càng được cải thiện khi số người tham gia mạng lưới tăng lên, đồng thời nó cũng thu hút những người dùng mới – những người sẽ được hưởng lợi từ việc tham gia mạng lưới đó.

Network Effect đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của dịch vụ xe ôm công nghệ. Giống như Grab là nền tảng này giúp hành khách tìm tài xế, và ngược lại. Khi các tài xế đăng ký làm tài xế Grab và làm tăng mật độ phủ sóng của Grab trong một thành phố, điều đó kích thích những bước tăng trưởng nhảy vọt.

Nhược điểm của Network Effect

Nhược điểm cũng là trở ngại chính cho doanh nghiệp muốn sử dụng Network Effect là làm sao lôi kéo, thu hút đủ người dùng ban đầu để hiệu ứng mạng được giữ vững. Lượng người dùng cần thiết để tạo ra được “hiệu ứng mạng” được gọi là Critical Mass (Critical Mass – khối lượng tới hạn là điểm mà tại đó một công ty đang phát triển có thể tự duy trì và không còn cần đầu tư bổ sung để tiếp tục hoạt động).

Sau khi đạt được khối lượng giới hạn, những người dùng mới sẽ bị thu hút vì những người dùng cũ cho họ thấy hàng hóa hoặc dịch vụ đó cung cấp nhiều tiện ích cho họ.

Nếu quá nhiều người sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ thì việc tắc nghẽn có thể xảy ra. Sự tắc nghẽn là một hiệu ứng mạng tiêu cực. Đối với ví dụ Internet, quá nhiều người dùng trên cùng một dịch vụ mạng có thể làm chậm tốc độ mạng, làm giảm lợi ích cho người dùng.

Do đó, các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ sử dụng Network Effect phải đảm bảo có đủ khả năng để phục vụ tất cả người dùng.

network-effect-la-gi-co-che-hoat-dong-cua-network-effect

Lưu ý về Network Effect

• Network Effect là hiện tượng khi số lượng người dùng tăng lên sẽ giúp cải thiện giá trị của hàng hóa hoặc dịch vụ.

• Các trang thương mại điện tử, như Shopee và Tiki, đã trở nên phổ biến khi thu hút được nhiều người bán tham gia vào các thị trường này và bán sản phẩm của họ cho những người tiêu dùng thích mua sắm Online.

• Một số công ty không thể đạt được khối lượng tới hạn – số lượng người dùng cần thiết để Network Effect có thể giữ vững.

• Sự tắc nghẽn là một Network Effect tiêu cực, theo đó quá nhiều người dùng có thể làm chậm mạng lưới, làm giảm tiện ích của nó và khiến cho người dùng khó chịu.

Lời kết

Qua bài viết này hy vọng các bạn sẽ hiểu hơn về bản chất của Network Effect, cơ chế hoạt động của hiệu ứng này là gì, hiệu ứng này đã giúp các doanh nghiệp tạo được tiếng vang như thế nào và đâu là những khó khăn doanh nghiệp có thể gặp phải khi áp dụng hiệu ứng này.

Đồng thời để phá bỏ rào cản giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp, bạn cần nắm được những kiến thức về kinh doanh cũng như tư duy Marketing bài bản, từ đó tạo ra các chiến lược Marketing khôn khéo. Chúc các bạn thành công.

# KHÁM PHÁ CÁC HASHTAG HÀNG ĐẦU

Theo dõi và cập nhật tin tức VF-Ventures thông qua các kênh truyền thông:

- Group Zalo Tặng Khoá Học Nhập Môn Tài Chính Trị Giá 2.300.000 VND dành cho người mới

- Youtube VF-Ventures

Đăng ký tài khoản và giao dịch cùng VF-Ventures giúp bạn nhận được nhiều thông tin ưu đãi:

BinanceGate.io | MEXC Global | Huobi | Bitget | Bybit  Kucoin | XT | Remitano

 

0 0 votes
Article Rating
Nhận thông báo qua Email
Nhận thông báo cho
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Hãy để lại bình luận của bạn!x
()
x