Slippage là gì? Làm thế nào để tránh trượt giá khi giao dịch Crypto?

Đã đăng trên Dành Cho Người Mới 966 Views

Tổng Quan

Khi thực hiện giao dịch tài chính, cho dù là giao dịch cổ phiếu, Crypto, hợp đồng tương lai thì trượt giá (Slippage) là một hiện tượng không thể tránh khỏi đối với mọi Trader. Vậy trượt giá Slippage là gì? Có cách nào phòng tránh nó không?

Chúng ta thường đã quen giao dịch Order-book ở các sàn CEX, do đó chưa hiểu cơ chế hoạt động của các AMM và thường hay gặp trường hợp vừa giao dịch xong thì tài khoản bị mất rất nhiều tiền. Lúc này, chúng ta sẽ nghĩ đó là do phí giao dịch, tuy nhiên không phải như vậy, nguyên nhân chính xác là do Slippage, hay còn gọi là Trượt giá. Vậy Slippage là gì?

Trong bài viết này, VF-Ventures sẽ giải đáp cho chúng ta về vấn đề Slippage.

Slippage là gì?

Slippage là gì?

Sự trượt giá (Slippage) xảy ra khi một lệnh giao dịch được thực hiện (mua hoặc bán) ở một mức giá khác với mức giá chúng ta đặt lệnh ban đầu. Hiểu một cách đơn giản Slippage là giá trị chênh lệch giữa mức giá lý thuyết mà chúng ta nhìn thấy trên sàn với giá thực tế mà chúng ta phải trả. Việc trượt giá có thể khiến những người mới tham gia vào thị trường không có kinh nghiệm giao dịch bị mất rất nhiều tiền.

Hiện tượng trượt giá này có thể xảy ra ở tất cả các thị trường như ngoại hối và chứng khoán hay Crypto. Trong thị trường Crypto, Slippage thường gặp khi giao dịch trên các sàn AMM DEX với lý do có thể là thanh khoản không lớn, Front run của bot,…

Như vậy, khi thực hiện một giao dịch trên các AMM, chúng ta sẽ phải chịu 2 thứ phí gồm:

• Thứ nhất: % phí giao dịch từ Protocol (ví dụ như: Uniswap có phí giao dịch là 0.3%, trên PancakeSwap là 0.2%).

• Thứ 2: Khoảng trượt giá (Slippage).

Ví dụ, Chúng ta thực hiện giao dịch 10000U để mua 5 ETH với giá 2000$/ETH. Sau khi trừ phí Protocol là 0.2%:

• Theo mức giá lý thuyết, chúng ta sẽ nhận được gần 5 ETH.

• Tuy nhiên, thực tế các chúng ta chỉ nhận được 4.7 ETH mà thôi.

Khoảng gần 0.3 ETH chênh lệch kia chính là Slippage.

Nguyên nhân gây ra trượt giá

Thị trường biến động mạnh

Khi thị trường biến động mạnh, dù tiêu cực hay tích cực, thì đó cũng là lúc rất nhiều nhà đầu tư thi nhau vào lệnh.

Ví dụ: Chúng ta định bán BNB giá 200$, nhưng vì chỉnh phí Gas thấp nên một người nào đó đã bán trước các bạn ⇒ Khiến giá BNB giảm.

Vậy nên khi đến lượt lệnh các bạn được thực hiện, giá có thể sẽ chỉ còn 195$ hay 190$.

Thị trường không đủ thanh khoản

Điều này cũng giống như khi giao dịch trên các sàn tập trung CEX, tường Buy và tường Sell chỉ có vài ETH, nhưng chúng ta lại muốn bán 1 lần nhanh gọn cả 1000 ETH, thì giá sẽ giảm rất mạnh.

Tương tự, thanh khoản trên AMM sẽ dựa vào các Pool, nếu thanh khoản ở các Pool đó quá ít mà chúng ta muốn giao dịch nhiều, thanh khoản chắc chắn sẽ giảm rất mạnh.

Ví dụ, dưới đây là hình ảnh giao dịch cặp BUSD – ONT.

Muốn Swap 2000 BUSD sang ONT. Khi các bạn giao dịch trên CEX thông thường, 2000$ không phải một con số lớn.

Tuy nhiên ở PancakeSwap, Pool chứa ONT hầu như không có thanh khoản, dẫn đến giao dịch bị trượt giá tới 64%, chỉ cần bấm mua 1 phát là sẽ chia 4 tài khoản.

Vậy nên điều này hoàn toàn không có lợi cho chúng ta khi mua ONT trên PancakeSwap.

Front Running Bot

Front-Running Bot là việc các Bot lợi dụng việc BIẾT TRƯỚC một giao dịch trong tương lai có tác động đến giá cả và đặt lệnh ngay trước giao dịch đó để kiếm lời cho bản thân.

Front Running sẽ tác động đến giá và tạo ra Slippage bằng cách sau:

  • Front-Running Bot thấy một giao dịch có khả năng Front-run (Slippage đủ lớn, tác động đến giá đủ cao để thu về lợi nhuận).
  • Chèn 1 lệnh buy với kích thước và Volume hợp lý (vì lệnh buy vào cũng sẽ ảnh hưởng tới giá) lên trước lệnh của người dùng.
  • Xả ngay sau khi lệnh người dùng được thực hiện. Lợi nhuận của Bot nằm ở phần trượt giá do người dùng tạo ra, tạo điều kiện để mua ở giá thấp xả ở giá cao.

Cách tránh trượt giá khi giao dịch

Dựa trên những nguyên nhân trên, chúng ta khi giao dịch trên các AMM cần phải chú ý một số điều sau:

  • Tránh giao dịch vào giờ cao điểm.
  • Nếu chấp nhận giao dịch ở thời gian cao điểm, chúng ta nên set mức biến động Slippage mà mình có thể chấp nhận được.
  • Nếu Swap 1 đồng Coin nào đó trên PancakeSwap thì các bạn bấm vào biểu tượng Setting để chọn mức Slippage Tolerance phù hợp.

Ví dụ: Slippage đang là 1%, nếu chúng ta chọn “Slippage tolerance là 5%”, thì chúng ta đang đồng ý với mức Slippage sẽ trong khoảng: -4% < Slippage thực tế < 6%.

Nếu trong thời gian chờ giao dịch, thị trường biến động mạnh, Slippage thực tế vượt ra khỏi khoảng này thì giao dịch của các bạn sẽ không được thực hiện và báo lỗi Dismiss.


 

 

 

  • Để tránh các giao dịch bị trượt giá quá cao, Các bạn nên để ý đến thông số Price Impact: Nếu thông số này cao tức là chúng ta đang giao dịch một lượng lớn so với những gì Pool có thể cung cấp, các bạn nên tìm kiếm những Pool khác để giao dịch.

Tổng kết:

Nếu ở các sàn tập trung (CEX) thì sàn sẽ là người chủ động cung cấp thanh khoản, họ phải cung cấp ở một mức đủ để các bạn giao dịch, còn ở các phi tập trung (DEX), thanh khoản là do mọi người tự nguyện đóng góp vào, vậy nên nhiều Pool có thể có ít thanh khoản, dẫn đến mức trượt giá cao nếu các bạn giao dịch.

Trên đây là những nội dung về trượt giá (Slippage) và những giải pháp giúp các bạn tránh giao dịch với Slippage cao.

Đừng quên theo dõi chuyên mục kiến thức dành cho người mới của VF-Ventures để được cập nhật mọi kiến thức mới nhất trong thị trường Crypto, và được thảo luận cùng các Admin và nhiều member khác trong cộng đồng.

# KHÁM PHÁ CÁC HASHTAG HÀNG ĐẦU

Theo dõi và cập nhật tin tức VF-Ventures thông qua các kênh truyền thông:

- Group Zalo Tặng Khoá Học Nhập Môn Tài Chính Trị Giá 2.300.000 VND dành cho người mới

- Youtube VF-Ventures

Đăng ký tài khoản và giao dịch cùng VF-Ventures giúp bạn nhận được nhiều thông tin ưu đãi:

BinanceGate.io | MEXC Global | Huobi | Bitget | Bybit  Kucoin | XT | Remitano

 

0 0 votes
Article Rating
Nhận thông báo qua Email
Nhận thông báo cho
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Hãy để lại bình luận của bạn!x
()
x