Thị trường Crypto có phải là một nền kinh tế thu nhỏ?

Đã đăng trên Dành Cho Người Mới 805 Views

Tổng quan về cấu trúc và cách vận hành của nền kinh tế

Trải qua bề dày lịch sử lâu đời, hiện tại có rất nhiều lý thuyết giải thích cấu trúc cũng như cách nền kinh tế vận hành. Tuy nhiên trong phần này, mình sẽ sử dụng Lý thuyết cân bằng tổng thể (General Equilibrium Theory) được phát triển bởi nhà kinh tế học người Pháp Leon Walras.

Cấu trúc nền kinh tế

Theo Leon Walras, trong cơ cấu nền kinh tế thị trường, có ba loại thị trường: Thị trường hàng hóa, thị trường tư bản và thị trường lao động.

Trong đó:

3 thành phần của nền kinh tế

  • Thị trường sản phẩm: Là nơi diễn ra hoạt động sản xuất, cung cấp và trao đổi hàng hóa & dịch vụ.
  • Thị trường tư bản: Là nơi nhu cầu vay và cho vay gặp nhau, hình thành nên giá vốn và lãi suất.
  • Thị trường lao động: Đây là nơi thuê mướn lao động, tại đây hình thành giá của lao động (hay chúng ta gọi là tiền lương).

Các yếu tố này tác động tới nhau như thế nào?

Ba thị trường này trên thực tế hoạt động độc lập với nhau, song nhờ hoạt động sản xuất kinh doanh mà chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Cách các thị trường trên tương tác với nhau

Cụ thể, khi xuất hiện một nhu cầu của thị trường đối với một sản phẩm (dịch vụ hoặc hàng hoá) nào đó thì các doanh nghiệp sẽ tiến hành nghiên cứu, sản xuất và bán sản phẩm đó.

Và trong quá trình hoạt động này, doanh nghiệp sẽ có nhu cầu vay vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu được thêm nhiều lợi nhuận. Đồng thời khi mở rộng kinh doanh thì sẽ phát sinh thêm nhu cầu thuê mướn lao động tạo nên thị trường lao động.

Cách nền kinh tế vận hành

Yếu tố then chốt của một nền kinh tế đó là nền kinh tế đó có tạo ra được thêm giá trị gia tăng hay không? Giá trị gia tăng ở đây là gì?

Để đơn giản hoá cho anh em có thể dễ hình dung, thì nền kinh tế được coi là tăng trưởng khi nền kinh tế đó tạo ra được thêm nhiều sản phẩm (hàng hóa & dịch vụ), nhưng các sản phẩm này phải được người tiêu dùng tiêu thụ thì nền kinh tế mới tăng trưởng.

=> Điều cần lưu ý ở đây đó chính là việc sản xuất thêm được nhiều hàng hoá dịch vụ và nhu cầu đối với các sản phẩm đó cũng gia tăng. Khi đó nền kinh tế sẽ tăng trưởng và ngược lại.

Cách nền kinh tế vận hành

Một ví dụ cụ thể hơn đó chính là khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 xảy ra, với sự phát triển của công nghệ thông tin. Nền kinh tế đã cho ra đời rất nhiều các sản phẩm mới (ví dụ như Facebook, Netflix, Tiktok, …) và thị trường đón nhận các sản phẩm này rất tích cực. Nhờ vậy, nền kinh tế có sự tăng trưởng và người ta mới nói cuộc cách mạng 4.0 rất tiềm năng cho sự phát triển của nền kinh tế.

Và ngược lại, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 xảy ra. Rất nhiều hoạt động kinh doanh bị đình trệ do nhu cầu của người tiêu dùng giảm sút (do các chính sách giãn cách xã hội) dẫn đến hàng hóa & dịch vụ sản xuất ra không có cầu từ người tiêu dùng. Do đó nền kinh tế có sự sụt giảm mạnh.

Crypto & DeFi là một nền kinh tế thu nhỏ

Có thể anh em từ trước đến nay sẽ có một số Mindset là: “Crypto hay Bitcoin cũng chỉ là một Game tài chính chỉ Pump & Dump”. Tuy nhiên, nếu đứng trên góc nhìn tổng quan từ việc ánh xạ từ cấu tạo và cách vận hành của nền kinh tế phía trên, chúng ta sẽ có một góc nhìn khác về giá trị của Crypto & DeFi.

Giá trị gia tăng của Bitcoin nằm ở đâu?

Một nền kinh tế phải tạo được giá trị gia tăng thì mới có thể tồn tại và phát triển trong một khoảng thời gian dài. Vậy giá trị gia tăng của Crypto & DeFi nằm ở đâu?

Quay trở lại lúc Bitcoin mới ra đời sau cuộc khủng hoảng kinh tế 2008, nhắc đến Bitcoin là người ta sẽ nghĩ đến “Payment” – Một loại tiền tệ nằm ngoài hệ thống chủ nghĩa tư bản.

Ở thời điểm hiện tại thì Bitcoin không được gắn với “Payment” nữa, mà thay vào đó là “Digital Gold” hay “Store of value Asset Class”. Một công cụ giúp chúng ta lưu trữ giá trị bảo vệ tài sản khỏi lạm phát.

Recap một chút cho các bạn về vấn đề lạm phát và Store of value assets:

  • Như mình phân tích ở trên, nền kinh tế có sự tăng trưởng khi hàng hoá & dịch vụ được sản xuất nhiều hơn và nhu cầu đối với sự tăng thêm của hàng hoá dịch vụ đó gia tăng.
  • Tiền tệ chỉ là một công cụ để phản ánh giá trị của các sản phẩm được tạo ra, cũng như làm cho việc trao đổi sản phẩm dễ dàng hơn (ví dụ nền kinh tế có x sản phẩm thì sẽ có x’ Đô la tương ứng được in ra).
  • Vì x gia tăng (kinh tế tăng trưởng) nên x’ cũng phải tăng một lượng tương ứng. Tuy nhiên vì vấn đề thông tin bất cân xứng và chính phủ sẽ phát hành nhiều tiền hơn thực tế để Bootstrap sự tăng trưởng (giống như việc các nền tảng DeFi tạo chương trình Liquidity Mining Program để thu hút users).
  • Trong những lúc kinh tế suy thoái (tương ứng với việc sử dụng Liquidity Mining Program mà thị trường dump) sẽ dẫn đến x’ nhiều hơn nhiều so với x và dẫn đến lạm phát tăng mạnh khiến đồng tiền mất giá (hay token giảm giá như trong ví dụ). Và hệ quả là giá trị của USD giảm dần theo thời gian như anh em thấy ở hình dưới:

Một bức ảnh nổi tiếng về sự mất giá của đồng USD theo thời gian

Do đó, Bitcoin sẽ là một loại tài sản giúp chúng ta phòng ngừa được lạm phát và bảo vệ được sức mua của chúng ta.

Đó cũng là giá trị gia tăng của Bitcoin vì nó thỏa mãn được nhu cầu về một Store of Value Assets. Nếu Bitcoin là một dịch vụ thì nó tương ứng với dịch vụ bảo vệ tài sản của chúng ta khỏi lạm phát.

Ngoài ra, việc càng ngày càng nhiều doanh nghiệp hiện tại chấp nhận thanh toán đã củng cố thêm hơn nữa giá trị của Bitcoin.

Giá trị gia tăng của Crypto & DeFi

Như vậy, Bitcoin có tạo ra giá trị gia tăng vậy còn đối với toàn bộ thị trường Crypto và DeFi thì sao?

Do Bitcoin tạo ra giá trị gia tăng, nên các “dịch vụ” phát sinh bên trong DeFi đều tạo ra giá trị gia tăng ví dụ như:

  • AMM/DEX: Giúp chúng ta sỡ hữu trao đổi Bitcoin dễ dàng.
  • Lending & Borrowing: Là nơi chúng ta có thể kiếm thêm lợi nhuận từ việc cho vay Bitcoin và nhận về lãi suất.
  • Derivatives/Insurance: Công cụ để phòng vệ trước rủi ro biến động giá trong ngắn hạn.
  • Oracles: Cung cấp dịch vụ về dữ liệu để đảm bảo không có sự chênh lệch quá lớn giữ giá cả trên các thị trường.
  • Asset Management: Các nền tảng giúp anh em đạt được hiệu suất cao hơn khi nắm giữ Bitcoin (hay các tài sản khác).

Anh em có thể tham khảo DeFi là gì để có thêm được góc nhìn tổng quan về các mảnh ghép trong DeFi như trên.

DeFi giúp Users Capture thêm được Value từ việc nắm giữ Bitcoin

Trong quá trình giúp anh em có được các giá trị gia tăng mà Bitcoin tạo ra (Store of Value), hoặc giúp tối ưu hoá các nguồn lợi nhuận thu được, thì các nền tảng này sẽ thu một phần phí.

Với các cơ chế để Capture Value cho Token của các nền tảng, thì các Protocol này không khác gì các doanh nghiệp sản xuất có các Token tương ứng là cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

Đó là về DeFi nói riêng, còn với Crypto nói chung thì sao? Như anh có thể thấy rằng thị trường Crypto không chỉ có DeFi mà còn có rất nhiều các đồng Coin nền tảng Blockchain, NFT cũng như các cơ sở hạ tầng như Chainlink, The Graph,… Vậy giá trị của chúng nằm ở đâu?

Khi mở rộng bức tranh ở trên anh em sẽ nhìn thấy rõ hơn:

Mô tả một cách đơn giản các mắt xích trong Crypto Economy

  • Các Blockchain như Ethereum, BSC, Solana,… ngoài có khả năng là nền tảng phục vụ sự phát triển của DeFi, thì còn có những Use Case giải quyết nhiều nhu cầu như ứng dụng trong Logistics, Ngân hàng, Nông nghiệp, Storage,…
  • Từ việc giải quyết các vấn đề ra ngoài DeFi (như giải trí, thanh toán,…) thì Crypto sẽ đón dòng tiền đầu tư ngược trở lại và khiến thị trường càng ngày càng lớn mạnh.
  • Các nền tảng cơ sở hạ tầng khác như Chainlink, The Graph,… sẽ là những nhân tố quan trọng phục vụ cho hoạt động của cả hệ thống kể trên.

Do đó, chúng đều tạo ra giá trị gia tăng dựa trên cơ sở ban đầu là sự hình thành của Bitcoin như một Store of Value Asset.

Cấu trúc của thị trường Crypto

Dựa trên cấu tạo của nền kinh tế gồm 3 thành phần như mình kể trên, thì thị trường Crypto có những điểm tương đồng sau:

  • Thị trường sản phẩm: Như mình đã phân tích ở trên thì sản phẩm (hàng hoá & dịch vụ) trong thị trường Crypto hiện tại là sự phòng tránh lạm phát của Bitcoin, các dịch vụ DeFi (trao đổi, quản lý tài sản,…), sưu tầm và giải trí (NFT) và một số Use Case ứng dụng Blockchain vào thực tế…
  • Thị trường tư bản: Biểu hiện rõ nhất ở các nền tảng Lending & Borrowing, hoạt động giống như trong thị trường tài chính truyền thống (chỉ là không phức tạp bằng).
  • Thị trường lao động: Hiện tại các nhân sự cho Crypto (hay các Developers) phần lớn vẫn đang được tuyển dụng trên nền kinh tế truyền thống. Còn với các nền tảng thuộc về thị trường lao động một cách Trustless và Decentralized thì hiện tại mình thấy rất ít. Chỉ có một vài ví dụ nổi bật hiện nay là Keep3r Network hay Human Protocol.

Do nguồn gốc của thị trường Crypto bắt nguồn và được xây dựng nên từ Bitcoin – một tài sản tài chính, do đó anh em có thể nhìn thấy rõ rằng các sản phẩm được xây dựng trên đó có thiên hướng về tài chính rất nhiều.

Bằng chứng nằm ở việc thị trường lao động (phi tập trung hoặc xây dựng trên Blockchain) chưa phát triển, cũng như thị trường sản phẩm chủ yếu liên quan đến tài chính (ứng dụng về giải trí và sưu tầm thông qua NFT hiện tại vẫn khá nặng về tài chính và đầu tư).

Như vậy, nền kinh tế Crypto hiện tại vẫn còn thiếu khá nhiều các mảnh ghép cũng như các thị trường chưa được đa dạng. Do đó cơ hội để Crypto phát triển vươn ra ngoài DeFi hiện nay là rất lớn.

Xu hướng phát triển của Crypto Economy (cEconomy)

Trong phần này mình sẽ đối chiếu cũng như phân tích lịch sử phát triển của nền kinh tế và dựa vào đó dự phóng về tương lai của “Crypto Economy”.

Lịch sử phát triển

Lịch sử hình thành và phát triển của nền kinh tế (một cách đơn giản):

  • Nền kinh tế khởi đầu chủ yếu dựa vào canh tác tự cung tự cấp, các sản phẩm được sản xuất cũng rất đơn giản (nông nghiệp, chăn nuôi là chủ yếu).
  • Giai đoạn cách mạng công nghiệp làm giảm bớt vai trò của canh tác tự cung tự cấp, chuyển nó sang các hình thức nông nghiệp đơn văn hóa và mở rộng hơn trong ba thế kỷ qua. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu diễn ra ở các ngành công nghiệp khai khoáng, xây dựng và sản xuất. Thương mại trở nên quan trọng hơn do nhu cầu trao đổi và phân phối sản phẩm được cải thiện trong cộng đồng.
  • Trong các nền kinh tế của giai đoạn xã hội tiêu dùng hiện đại, ngày càng có nhiều sự đóng góp của dịch vụ, tài chính và công nghệ,…

Đối chiếu qua thị trường Crypto chúng ta có thể thấy có một sự tương đồng:

Đối chiếu với sự phát triển của thị trường Crypto

  • Khởi đầu với sự phát triển của Bitcoin (là hàng hoá cơ bản nhất).
  • Với sự ra đời của Ethereum và Smart contract cũng giống như cách mạng công nghiệp, mở ra rất nhiều ứng dụng cho Crypto là cơ sở hạ tầng để phát triển các Phase tiếp theo (giống như việc phát triển công nghiệp, xây dựng làm cầu đường để phục vụ cho bước phát triển tiếp theo). DeFi trong giai đoạn này phát triển.
  • Cross-chain, Multi-chain và khả năng tương tác giữa các chuỗi được phát triển (tương tự với việc thương mại quốc tế) các dòng giá trị được chảy qua giữa các Chain để tối ưu hoá điểm mạnh của nhau. Khi các DeFi Dapps phát triển trên các hệ sinh thái trở nên dần bão hoà thì sẽ xuất hiện nhu cầu tương tác đa chuỗi để tối ưu lợi ích.
  • Ngày càng có nhiều các DApps thuộc nhiều lĩnh vực khác ngoài DeFi dần được Build.

Xu hướng trong tương lai

Đối chiếu với sự phát triển của nền kinh tế thì anh em sẽ thấy rõ có một sự thật rằng, nền kinh tế được phát triển từ đơn giản đến phức tạp và với nhiều các mối liên hệ khác nhau.

Và trong quá trình phát triển của nền kinh tế, các ngành nghề cũ không mất đi mà trái lại vẫn có sự tăng trưởng (nông nghiệp & chăn nuôi hiện nay vẫn có sự tăng trưởng) nhưng sẽ phát triển thành một hình thái khác phức tạp hơn.

Về thị trường Crypto nói chung hiện tại thì vẫn còn khá nhỏ và còn rất nhiều tiềm năng để phát triển trong tương lai. Nhưng còn đi về từng phần ở trong nền kinh tế thì sao? Chúng sẽ phát triển theo xu hướng nào.

Nếu xét theo lịch sử phát triển:

  • Như anh em thấy, trong thị trường hiện tại BTC cùng với các Blockchain khác đã phát triển rất nhiều và đang dần trở nên bão hoà hơn. Về dài hạn chúng sẽ tiếp tục phát triển tuy nhiên sẽ có tốc độ phát triển chậm hơn các Sectors sau.
  • Với Smart Contract và thị trường DeFi, hiện tại mình vẫn thấy còn khá non trẻ các mảnh ghép cũng như các DeFi Stacks chưa được Fill đầy đủ (chúng ta có thể thấy AMM, Lending, Stablecoin,… rất phát triển, tuy nhiên các mảnh ghép khác như Derivatives hay Asset Management,… chưa ghi được nhiều dấu ấn trên thị trường).
  • Tiếp theo đó là sự phát triển của Multi-chain và Cross-chain (giống như thương mại quốc tế trong nền kinh tế). Tuy việc này diễn ra khá thường xuyên trong suốt chiều dài lịch sử phát triển nhưng phải cần những cơ sở hạ tầng nhất định (như việc phát triển các cảng biển, hệ thống giao thông trong thị trường truyền thống) thì mảng này mới đẩy mạnh được.
  • Và sau đó chính là các DApps khác được phát triển phục vụ nhiều mục đích hơn trong cuộc sống thoát ra khỏi khuôn khổ của DeFi. Trong trường hợp này, chúng ta có thể kể đến một số ví dụ điển hình như mảng Gaming với Trend Play to earn, mảng MUSIC với AUDIO, mảng sưu tầm nghệ thuật với các nền tảng NFT issuance & Marketplace,…

Nếu xét theo cấu tạo của nền kinh tế:

  • Thị trường sản phẩm: Hiện tại các sản phẩm chính vẫn thiên về tài chính khá nhiều. Do đó trong tương lai, xu hướng sẽ tiếp tục phát triển các sản phẩm hiện có (DeFi & Blockchain), đồng thời chúng ta sẽ chứng kiến nhiều Trend mới ví dụ như Gaming hay NFT (Những sản phẩm đi ra ngoài mảng tài chính).
  • Thị trường tư bản: Vì thị trường Crypto phát triển với DeFi hiện tại đang mạnh nhất nên dường như thị trường tư bản trong Crypto đang tiến dần tới giai đoạn bão hoà. Tuy nhiên vẫn có những ngách có thể phát triển trong thị trường này (mình sẽ có bài viết phân tích kỹ hơn về mảng này trong chuỗi bài này).
  • Thị trường lao động: Đây là một Niche khá mới trên thị trường Crypto, do hiện tại mới chỉ có sự xuất hiện nổi bật nhất với Keep3r Network và Human Protocol. Do đó đây cũng có thể là một nơi chúng ta tìm được cơ hội đầu tư tốt.

Như vậy, với sự phổ cập của Blockchain ngày càng rộng rãi thì sẽ có rất nhiều các sản phẩm được xây dựng trong tương lai và luôn có rất nhiều cơ hội trên thị trường.

Tổng Kết

Vậy nên thông qua việc giới thiệu và so sánh bức tranh tổng quan về nền kinh tế truyền thống cũng như so sánh với thị trường Crypto, anh em có thể thấy có nhiều nét tương đồng trong cấu trúc cũng như về xu hướng phát triển có thể diễn ra trong tương lai.

Cũng như nền kinh tế khi thị trường ngày càng phát triển thì những mảnh ghép, những Layer trên thị trường Crypto đã bão hoà. Không phải là không tiếp tục tăng trưởng chỉ là có tốc độ chậm dần.

Khi thị trường tiếp tục tăng trưởng trong dài hạn thì sẽ luôn tồn tại các sản phẩm mới được phát triển, đồng nghĩa với việc cơ hội là luôn có trên thị trường. Anh em chỉ cần theo dõi sát thị trường, cập nhật thường xuyên với những đổi mới để có thể nắm bắt được cơ hội sớm nhất.

Và do thị trường Crypto gắn với rất nhiều các sản phẩm tài chính. Nên vấn đề tiếp theo mình sẽ thảo luận cùng với anh em đó là: DeFi có những nét tương đồng gì với thị trường tài chính truyền thống? Hiện tại đang ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển?

Theo dõi và cập nhật tin tức VF-Ventures thông qua các kênh truyền thông:

- Group Zalo Tặng Khoá Học Nhập Môn Tài Chính Trị Giá 2.300.000 VND dành cho người mới

- Youtube VF-Ventures

Đăng ký tài khoản và giao dịch cùng VF-Ventures giúp bạn nhận được nhiều thông tin ưu đãi:

BinanceGate.io | MEXC Global | Huobi | Bitget | Bybit  Kucoin | XT | Remitano

 

0 0 votes
Article Rating
Nhận thông báo qua Email
Nhận thông báo cho
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Hãy để lại bình luận của bạn!x
()
x